Phù Cát (Bình Định) Sản Xuất 3.000 Ha Đậu Phụng Vụ Đông Xuân

Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.
Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, huyện Phù Cát tập trung triển khai thực hiện liên kết chuỗi sản xuất cây đậu phụng. Phòng NN-PTNT huyện đã tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng từ khâu chọn giống, làm đất, trỉa đậu, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, đến khâu thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; mở rộng diện tích trồng đậu xen mì nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Chú trọng hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học; áp dụng các công thức bón phân đem lại hiệu quả cao đã qua thử nghiệm, như: sử dụng phân hữu cơ mụn dừa, và sản phẩm Wegh; bón phân đơn; bón phân hỗn hợp, kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí, cùng các chế phẩm chống bệnh chết ẻo, chế phẩm vi khuẩn nốt sần…
Được biết trong vụ ĐX này, Công ty TNHH thương mại Tất Thắng ở Cư Zút - Đắk Nông đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho 50 ha đậu phụng ở các xã Cát Hiệp, Cát Tài và Cát Trinh. Hiện nay, huyện Phù Cát đang tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nông dân tập trung xuống giống đậu phụng vụ ĐX, phấn đấu sản xuất hết diện tích trong thời vụ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Thanh Vân 46 tuổi nêu gương sáng nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn An Thạnh 1 thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Hôm sớm cần mẫn gắn bó ruộng vườn đem lại thu nhập cao bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc. Vườn nho nhà anh Vân trái chín treo chật cành màu đỏ thắm được thương lái thu mua trọn giàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ.

Từ đầu tháng 8 đến nay, ngư dân xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) rất phấn khởi vì được mùa ruốc, sản lượng khai thác khoảng 20 tấn/ngày. Giá ruốc tươi dao động từ 18- 25 ngàn đồng/kg, ruốc khô bán với giá là 90 ngàn đồng/kg. Nhờ được mùa ruốc nên ngư dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hải dương học vừa nghiệm thu mô hình và bàn giao sản phẩm từ mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển trong bể cho UBND huyện Trường Sa. Đây là kết quả thực hiện đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, do Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (Viện Hải dương học) làm chủ nhiệm.

Ở Phú Vang, rất nhiều người biết đến ông Võ Diên (thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An Phú Vang - Thừa Thiên Huế) – người dám biến vùng đất đầy bom mìn, lau sậy thành hồ nuôi trồng thủy sản.