Phù Cát (Bình Định) Sản Xuất 3.000 Ha Đậu Phụng Vụ Đông Xuân

Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.
Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, huyện Phù Cát tập trung triển khai thực hiện liên kết chuỗi sản xuất cây đậu phụng. Phòng NN-PTNT huyện đã tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng từ khâu chọn giống, làm đất, trỉa đậu, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, đến khâu thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; mở rộng diện tích trồng đậu xen mì nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Chú trọng hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học; áp dụng các công thức bón phân đem lại hiệu quả cao đã qua thử nghiệm, như: sử dụng phân hữu cơ mụn dừa, và sản phẩm Wegh; bón phân đơn; bón phân hỗn hợp, kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí, cùng các chế phẩm chống bệnh chết ẻo, chế phẩm vi khuẩn nốt sần…
Được biết trong vụ ĐX này, Công ty TNHH thương mại Tất Thắng ở Cư Zút - Đắk Nông đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho 50 ha đậu phụng ở các xã Cát Hiệp, Cát Tài và Cát Trinh. Hiện nay, huyện Phù Cát đang tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nông dân tập trung xuống giống đậu phụng vụ ĐX, phấn đấu sản xuất hết diện tích trong thời vụ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Đây là loại trái cây tươi thứ hai sau thanh long của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào Hàn Quốc.

Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.

Tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Ngãi thực hiện mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng tại hộ ông Võ Đình Lân ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ trên qui mô 108 m3 lồng nổi với tổng lượng cá giống là 1.080 con.

Thời gian qua, tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng có hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nông dân các xã tiểu vùng II, III đã mạnh dạn đầu tư, với diện tích tăng trên 300ha so với năm 2012.

Đó là kết luận của ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Bến Tre sau khi giám sát môi trường nuôi cá tra - cá da trơn (CDT).