Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản

Ngoài ra, các xã ven biển trong huyện cũng đã thành lập được 21 tổ đoàn kết với 88 tàu tham gia hỗ trợ khai thác đánh bắt trên biển.
Triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, huyện Phù Cát đã có 10 trường hợp ngư dân xin vay vốn đóng mới tàu, đã được tỉnh phê duyệt. Trong đó có 7 ngư dân ở xã Cát Khánh đã ký kết hợp đồng với Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đóng mới tàu vỏ sắt, gồm 2 tàu làm dịch vụ, 3 tàu làm nghề lưới vây, 2 tàu làm nghề chụp mực. Mỗi tàu đóng mới có kinh phí đầu tư từ 14,5 đến 19,3 tỉ đồng.
Trong 4 tháng đầu năm 2015, ngư dân trong huyện đã bám biển đánh bắt gần 11.100 tấn hải sản các loại, đạt 31,7% kế hoạch năm, đồng thời khai thác được 89.000 con tôm hùm giống. Bên cạnh việc vận động ngư dân bám biển khai thác đánh bắt hải sản, ngành chức năng của huyện cũng hướng dẫn ngư dân cải tạo ao đìa đưa vào nuôi thủy sản. Ngoài diện tích nuôi quảng canh cải tiến, nuôi hỗn hợp các loại tôm cá, toàn huyện có 41,5 ha nuôi tôm thâm canh, dưới hình thức nuôi công nghệ cao, chủ yếu ở Cát Hải 33,5 ha và Cát Khánh 8 ha.
Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu dự án hỗ trợ vốn “Trồng xoài trái vụ” tại ấp 1 (xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, An Giang) cho thấy, kết quả sau 18 tháng triển khai, thực tế bình quân lợi nhuận khá tốt, đạt từ 10 triệu đồng/công trở lên.

Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.

Vượt qua áp lực về chi phí tăng cao cũng như biến động của thời tiết, những ngày này ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đồng loạt bám biển với vụ cá bắc. Ngành chức năng cũng đang triển khai các phương án trợ giúp ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả trong mỗi chuyến biển.

Những năm qua, Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu, sản xuất, ươm nuôi các loại cá giống từ truyền thống đến đặc sản, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật… phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi thủy sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.