Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)

Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)
Ngày đăng: 28/05/2013

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

Mô hình được triển khai tại các xã: Hoài Tân, Hoài Châu, Tam Quan Nam và Hoài Thanh Tây với 60 hộ nông dân tham gia. Được sự hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật của các giảng viên Trường ĐHNL Huế, các hộ dân đã bước đầu tiếp cận với việc nhân nuôi bọ đuôi kiềm.

Ông Lê Văn Dậy, nông dân ở thôn An Dưỡng 2, xã Hoài Tân, tham gia mô hình, cho biết: “Lúc đầu do chưa nắm được hết kỹ thuật nuôi nên sau khi nhận giống về thì bọ đuôi kiềm bị chết không ít, nhưng sau đó được sự hỗ trợ của các giảng viên Trường ĐHNL Huế nên tôi đã nhân nuôi thành công và thả bọ đuôi kiềm trên 30 cây dừa nhà mình. Nhân nuôi được số lượng nhiều rồi, tôi cứ thả từ 5 - 7 cặp bọ đuôi kiềm/cây dừa, hiện giờ các cây dừa nhà tôi đều rất tốt, ra hoa, ra trái nhiều hơn so với lúc bị bọ cánh cứng cắn phá. Các hộ ở gần nhà tôi khi thu hái dừa cũng đã phát hiện có bọ đuôi kiềm”.

Không riêng gia đình ông Dậy, nhiều nông dân tham gia mô hình đều rất hài lòng khi những cây dừa được thả bọ đuôi kiềm đều không còn bị bọ cánh cứng cắn phá. Bà Phạm Thị Hảo, ở thôn An Dưỡng 1, xã Hoài Tân, cho biết: “Gia đình tôi đã thả bọ đuôi kiềm trên 20 cây dừa. Tôi thấy nuôi bọ đuôi kiềm rất có lợi, vừa không tốn nhiều chi phí cho việc mua thuốc hóa học, vừa không độc hại mà đem lại hiệu quả rõ rệt cho các vườn dừa”.

Thạc sĩ Lê Khắc Phúc - giảng viên Khoa Nông học Trường ĐHNL Huế, trực tiếp hướng dẫn nông dân ở mô hình này, cho biết: “Người dân có thể tự nhân nuôi bọ đuôi kiềm, sau đó thả từ 5 - 7 cặp/cây dừa sẽ cho hiệu quả phòng trừ. Chi phí cho 1 cặp con giống khoảng 5.000 đồng. Xét về ưu thế, bọ đuôi kiềm là loài ăn mồi bản địa, có khả năng thích nghi, vừa chịu nắng, chịu lạnh, chịu mưa, có thể sống và phát triển quanh năm. Khi đã lên cây dừa nó chỉ có thể ở trên và không thể xuống vì đặc điểm của bọ đuôi kiềm là có 6 chân phía trước nên chỉ có thể bò lên. Khi vệ sinh vườn dừa nông dân có thể thấy bọ đuôi kiềm phát tán được trong môi trường tự nhiên, có thể bắt về nuôi và thả ra ở các vườn dừa khác”.

Mô hình này được nhiều nông dân Hoài Nhơn quan tâm, tìm hiểu, tiếp cận. Các hộ tham gia mô hình cũng sẵn sàng chia sẻ kiến thức, con giống cho những người có nhu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Bộ Công Thương Khuyến Khích Đưa Vải Thiều Vào Nam Bộ Công Thương Khuyến Khích Đưa Vải Thiều Vào Nam

Đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, đặc biệt các tỉnh phía Nam, là giải pháp giúp loại trái cây nổi tiếng này có đầu ra ổn định lâu dài, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

17/06/2014
Doanh Nghiệp Tôm Đến Bao Giờ Mới Hết Khổ Vì Kháng Sinh? Doanh Nghiệp Tôm Đến Bao Giờ Mới Hết Khổ Vì Kháng Sinh?

Chưa hết “bàng hoàng” vì Ethoxyquin (ETQ), doanh nghiệp XK tôm sang Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với quyết định kiểm 100% Oxytetracycline (OTC). XK tôm sang thị trường này chưa kịp phục hồi đã lại giảm mạnh.

22/05/2014
Nghệ An Hội Thảo Các Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng Nghệ An Hội Thảo Các Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng

Sáng ngày 16/6, tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Nghệ An đã tổ chức hội thảo “EMS – giải pháp phòng ngừa và kỹ thuật nuôi tôm mùa nóng”. Tham dự có trên 150 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tôm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

18/06/2014
Trà Vinh Tìm Giải Pháp Phát Triển Giống Tôm Nước Lợ Trà Vinh Tìm Giải Pháp Phát Triển Giống Tôm Nước Lợ

Ngày 20/5/2014, tại huyện Duyên Hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị tổng kết thực trạng và giải pháp phát triển giống tôm nước lợ. Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và phát biểu chỉ đạo.

22/05/2014
Chuyện Không Chỉ Của Người Trồng Mía Chuyện Không Chỉ Của Người Trồng Mía

Trên các ruộng mía xã Tân Đức (Hàm Tân - Bình Thuận), hiện nay nông dân đã thu hoạch xong vụ mía năm 2013 - 2014. Đất còn ẩm, các gốc mía đã bắt đầu nảy mầm. Đây là thời kỳ đồng mía cần người dọn đồng, chăm sóc xới gốc, làm cỏ... Thế nhưng, nhiều ruộng mía chỉ trơ những gốc, lá khô và vắng bóng người làm.

18/06/2014