Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)

Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)
Ngày đăng: 28/05/2013

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

Mô hình được triển khai tại các xã: Hoài Tân, Hoài Châu, Tam Quan Nam và Hoài Thanh Tây với 60 hộ nông dân tham gia. Được sự hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật của các giảng viên Trường ĐHNL Huế, các hộ dân đã bước đầu tiếp cận với việc nhân nuôi bọ đuôi kiềm.

Ông Lê Văn Dậy, nông dân ở thôn An Dưỡng 2, xã Hoài Tân, tham gia mô hình, cho biết: “Lúc đầu do chưa nắm được hết kỹ thuật nuôi nên sau khi nhận giống về thì bọ đuôi kiềm bị chết không ít, nhưng sau đó được sự hỗ trợ của các giảng viên Trường ĐHNL Huế nên tôi đã nhân nuôi thành công và thả bọ đuôi kiềm trên 30 cây dừa nhà mình. Nhân nuôi được số lượng nhiều rồi, tôi cứ thả từ 5 - 7 cặp bọ đuôi kiềm/cây dừa, hiện giờ các cây dừa nhà tôi đều rất tốt, ra hoa, ra trái nhiều hơn so với lúc bị bọ cánh cứng cắn phá. Các hộ ở gần nhà tôi khi thu hái dừa cũng đã phát hiện có bọ đuôi kiềm”.

Không riêng gia đình ông Dậy, nhiều nông dân tham gia mô hình đều rất hài lòng khi những cây dừa được thả bọ đuôi kiềm đều không còn bị bọ cánh cứng cắn phá. Bà Phạm Thị Hảo, ở thôn An Dưỡng 1, xã Hoài Tân, cho biết: “Gia đình tôi đã thả bọ đuôi kiềm trên 20 cây dừa. Tôi thấy nuôi bọ đuôi kiềm rất có lợi, vừa không tốn nhiều chi phí cho việc mua thuốc hóa học, vừa không độc hại mà đem lại hiệu quả rõ rệt cho các vườn dừa”.

Thạc sĩ Lê Khắc Phúc - giảng viên Khoa Nông học Trường ĐHNL Huế, trực tiếp hướng dẫn nông dân ở mô hình này, cho biết: “Người dân có thể tự nhân nuôi bọ đuôi kiềm, sau đó thả từ 5 - 7 cặp/cây dừa sẽ cho hiệu quả phòng trừ. Chi phí cho 1 cặp con giống khoảng 5.000 đồng. Xét về ưu thế, bọ đuôi kiềm là loài ăn mồi bản địa, có khả năng thích nghi, vừa chịu nắng, chịu lạnh, chịu mưa, có thể sống và phát triển quanh năm. Khi đã lên cây dừa nó chỉ có thể ở trên và không thể xuống vì đặc điểm của bọ đuôi kiềm là có 6 chân phía trước nên chỉ có thể bò lên. Khi vệ sinh vườn dừa nông dân có thể thấy bọ đuôi kiềm phát tán được trong môi trường tự nhiên, có thể bắt về nuôi và thả ra ở các vườn dừa khác”.

Mô hình này được nhiều nông dân Hoài Nhơn quan tâm, tìm hiểu, tiếp cận. Các hộ tham gia mô hình cũng sẵn sàng chia sẻ kiến thức, con giống cho những người có nhu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Huyện... Dê Huyện... Dê

Về nơi đây, đi đến đâu cũng thấy nhà nhà đóng chuồng nuôi dê, hộ nuôi ít nhất 5 - 10 con, có hộ nuôi nhiều lên đến hàng trăm con. Nơi đây nổi danh là vùng nuôi dê lâu đời, tận dụng các thế mạnh tự nhiên của địa phương như vùng cỏ rộng, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của đàn dê.

25/02/2015
Đàn Heo Của Tỉnh Tăng Hơn 1 Triệu Con Đàn Heo Của Tỉnh Tăng Hơn 1 Triệu Con

Tổng đàn heo thời gian qua tăng cao là vì giá heo hơn hai năm qua liên tục ở mức cao nên nhiều trang trại doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng tổng đàn. Hiện mỗi ngày người chăn nuôi Đồng Nai cung cấp cho thị trường gần 7 ngàn con heo thịt tương đương với 700 tấn thịt heo. Trong đó, khoảng 60-70% lượng heo thịt của Đồng Nai cung ứng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

25/02/2015
Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.

25/02/2015
Lo Lo "Tết" Cho... Trâu Bò

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.

25/02/2015
Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê

Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.

25/02/2015