Phòng Trừ Bệnh Thối Đen Ruột Mía

Triệu chứng
Ở hom giống, triệu chứng đầu tiên là trên đầu hom cắt có màu hồng nhạt rồi xuất hiện vết đen, sau đó mọc ra lớp nấm mốc đen như than. Ở trên thân, ruột mía có màu đen và mùi dứa thối, lâu ngày ruột bệnh chỉ còn trơ lại xơ đen.
Đặc điểm bệnh
Trên vết bệnh thối đen ở ruột thân mía mọc ra lớp nấm đen là giai đoạn sinh sản bào tử phân sinh và bào tử hậu gây bệnh. Nấm có tính ký sinh yếu nên chỉ xâm nhập qua vết thương và sinh trưởng thích hợp nhất ở 28oC. Mía nảy mầm nhanh có thể tránh được bệnh, do đó bệnh nhẹ hơn so với mía nảy mầm chậm. Giống mía và hom giống tốt có sức nảy mầm mạnh và tốc độ nảy mầm nhanh là giống ít bệnh hơn. Những ruộng trồng mía liên tiếp để mía gốc lâu năm, đất thịt bị bí nước, hom trồng vào lúc gặp nhiệt độ thấp, mầm mía mọc chậm, yếu sẽ bị bệnh nặng hơn. Sau khi thu hoạch mía, nếu xếp đống chặt, bị ẩm ướt, đọng nước mưa bệnh sẽ rất dễ lây lan, làm giảm phẩm chất mía chế biến. Nguồn bệnh chủ yếu là dạng sợi nấm và bào tử hậu tồn tại trong mô cây bệnh và ở đất, có thể sống tới 4 năm, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ xâm nhập và gây bệnh. Hom giống là nguồn bệnh chính ban đầu. Nấm bệnh này còn hại cả trên cây dứa và chuối tiêu,....
Biện pháp phòng trừ
Chọn hom giống khỏe, không bị bệnh để trồng. Xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm vào nước vôi 2-3% trong 12-14 giờ. Khi cất trữ hom giống có thể lấy vôi tôi đặc bôi vào đầu chỗ cắt hom giống (1kg vôi sống hòa 2 lít nước khuấy đều rồi cho thêm một ít nước vào sẽ được nước vôi đặc). Cũng có thể xử lý hom giống bằng cách nhúng nhanh vào dung dịch Boóc đô. Cần trồng mía, trên đất cao, thoát nước, vun luống cao, đặc biệt cần trồng đúng thời vụ, nên trồng vào lúc nhiệt độ đất từ 21oC trở lên để mía mọc mầm nhanh, sinh trưởng mạnh, bệnh khó phát sinh. Nếu trồng mía trên đất thịt nặng, bí, thoát nước kém thì cần tăng cường tiêu úng, nhất là trong thời kỳ mầm non và cây con. Khi xuất hiện bệnh cần kịp thời nhổ bỏ mầm non bị bệnh đem đốt và lấy vôi bột rắc vào chỗ cây bệnh đã nhổ. Làm vệ sinh vườn mía, tiêu hủy tàn dư trên đất sau khi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Chọn giống: Các giống mía mới như VN84-4137, ROC10, ROC16, quế đường 11; kế đến là VĐ86-368, K84-200 đang được nông dân ĐBSCL ưa chuộng. Lấy hom giống trên ruộng mía được sáu tháng tuổi đang xanh tốt, chọn những cây to khỏe đứng thẳng, không sâu bệnh, không trổ cờ.

Vụ mía năm 2008-2009 này, cây mía vùng Lam Sơn, Thanh Hóa bắt đầu đầu tư công nghệ sinh học, đưa năng suất tăng hai lần so với trước, tạo điều kiện người trồng có lãi cao, lâu bền.

Có 5 loại sâu đục thân gây hại: sâu mình vàng (sâu đục mắt) hại mía mầm; sâu 4 vạch, sâu 5 vạch, sâu mình trắng, mình hồng gây hại lúc mía vươn lóng và chín.

Sâu mình hồng: Sâu non có màu hồng, bướm trưởng thành trên đầu có hai sừng (còn gọi là sâu cú mèo), tấn công mía ở giai đoạn cây con, đục từ ngọn mía xuống và ở trong thân cây nằm sâu dưới mặt đất làm đọt mía héo, chết khô có màu trắng.

Theo kinh nghiệm của các hộ xã viên, trồng mía có ưu điểm là cho thu nhập cao, tốn ít công chăm sóc, chi phí thuốc BVTV thấp hơn so với cây trồng khác trong vùng. Tuy nhiên để trồng mía cho chất lượng cao, bán được giá cần lưu ý mấy điểm sau (xin nêu để bà con tham khảo).