Phòng trị bệnh thán thư trên cây tiêu
Bộ phận cây bị hại chủ yếu là lá non, cành non, nụ hoa.
Trên lá non, bệnh làm đầu lá bị khô đen.
Cành non bị bệnh thì vỏ cành có màu nâu đen.
Nụ hoa bị bệnh có màu nâu đen và dễ bị rụng.
Bệnh thường phát sinh phát triển trong điều kiện mùa mưa ẩm ướt, ẩm độ không khí cao, cây trong thời kỳ ra lộc, ra nụ; vườn tiêu đầu tư chăm sóc không thích hợp: bón phân không đầy đủ, cân đối và kịp thời, bón nhiều phân đạm, cây che bóng và cây choái sống quá rậm rạp làm vườn thiếu ánh sáng và ẩm ướt; hệ thống thoát nước vườn cây không tốt.
Biện pháp phòng trừ: Trước khi vào vụ mới cần cắt tỉa bớt cành tán cây che bóng và cây choái sống, vệ sinh vườn tiêu, thoát nước, dọn hết cỏ và các tàn dư thực vật đem tiêu hủy, cắt các dây tiêu bị sâu bệnh, dây trong khung tán lá, dây lươn, làm cho tán lá thông thoáng để tăng cường quang hợp, giảm thấp ẩm độ trong vườn.
Bón phân đầy đủ, bón cân đối các loại phân NPK, bón lót nhiều phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục, tăng cường một số vi lượng bằng cách phun phân bón qua lá POLYFEED 15-15-20 vào giai đoạn trước khi cây ra nụ để kích thích cây ra hoa, tăng cường khả năng chống bệnh.
Ở giai đoạn cây ra chồi và nụ non, nếu gặp điều kiện thời tiết ẩm độ cao thì cần phun thuốc THIO-M 500SC, liều lượng pha 250 ml thuốc/100 lít nước để phòng ngừa bệnh, phun ướt đều tán cây.
Khi bệnh chớm xuất hiện thì phun thuốc THIO-M 500SC hai lần liên tiếp, lần 2 cách lần một từ 7-10 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Ninh Thuận khuyến cáo mô hình nuôi ốc hương và trồng rong sụn với cách nuôi trồng cải tiến có nhiều ưu điểm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi ở vùng ven biển.

Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thâm canh nên tỷ lệ lươn sống của gia đình ông Đỗ Hữu Biên ở thôn Hoàng Thượng, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) đạt cao…

Tổng cục Thủy sản vừa có Văn bản số 784/TCTS-NTTS về việc chỉ đạo phòng chống bệnh cho nghêu (còn gọi là ngao) nuôi năm 2015 trước tình hình nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân ở các tỉnh Hà Tĩnh, Tiền Giang.
Chuyến vươn khơi bám biển đầu năm, ngư dân Hải Phòng trúng “lộc” biển, cá tôm được giá. Dù vậy, không ít chủ tàu thuyền đau đầu vì tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, kinh nghiệm khai thác tài nguyên biển.

Mô hình ương cá trê giống của gia đình ông Dương Văn Liền, thôn Rừng Trong, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đã mang lại thu nhập cao. Đây là một trong những nông dân điển hình biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển kinh tế.