Phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè

Quy trình này quy định trình tự nội dung việc phòng và trị bệnh cho cá rô phi đơn tính (Oreochromis niloticus), áp dụng cho các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính bằng hình thức nuôi lồng trên hồ thủy điện Sơn La.
1. Chọn vị trí và đặt lồng nuôi
1.1. Vị trí đặt lồng bè
- Khu vực nước sạch, không bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất khác.
- Tránh xa nơi tàu thuyền thường qua lại nhiều.
- Nuôi ở hồ chứa nước phải chọn khu vực có dòng chảy, không nuôi ở các eo ngách.
1.2. Môi trường nước nơi đặt lồng
- pH = 7,5 - 8,0
- Oxy hoà tan (O2) lớn hơn 5 mg/lít
- Amoniac (NH3) không lơn hơn 0,01 mg/lít
- Nitrit (NO2) và sunfua hydro (H2S) nhỏ hơn 0,01 mg/lít
1.3. Cách đặt lồng
- Diện tích lồng chỉ được chiếm không nhiều hơn 0,05% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất.
- Mỗi khu vực đặt 2 - 5 bè (mỗi bè 4 lồng có diện tích 10 m2), khoảng cách giữa các cụm bè là 200 - 500 m. Các bè phải đặt so le, khoảng cách giữa các bè là 10 - 15 m, đáy lồng cách mặt đáy không nhỏ hơn 0,5 m.
2. Chọn giống
- Ngoại hình: Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng
- Trạng thái hoạt động: Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.
- Tình trạng sức khỏe: Không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1%.
- Kích cỡ: 8 - 10 cm/con, khối lượng 15 - 20 g/con.
3. Bảo đảm môi trường nuôi và phòng bệnh cho cá nuôi lồng
Sử dụng một số hoá chất sau đây treo trong lồng để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi.
3.1. Vôi nung (CaO) để khử trùng và khử chua cho môi trường nước:
- Dùng vôi nung đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè.
- Túi treo cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè.
- Liều lượng sử dụng là 2 - 4 kg vôi cho 10 m3 nước.
- Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác
3.2. Hóa chất để khử trùng, phòng bệnh vi khuẩn, nấm và bệnh ký sinh trùng
a. VICATO (Trichlocyanuric acid - TCCA)
+ Thuốc đóng viên 200 g/viên để treo trong lồng, thuốc tan dần ra ngoài khoảng 1 tuần.
+ Liều lượng sử dụng là 200 g/10 m3 nước, 2 tuần một lần (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).
b. Rescus
- Thuốc dạng nước đóng chai hòa nước té trực tiếp xuống lồng nuôi cá
- Cách dùng: Hòa tan 1 lít thuốc/40 lít nước té vào cá và xung quanh lồng.
3.4. Sulphat đồng (CuSO4) để phòng bệnh ký sinh đơn bào:
- Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).
- Liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 2 lần.
3.5. Cho cá ăn thuốc phòng bệnh nội ký sinh
Sử dụng một số loại thuốc sau đây trộn lẫn với thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh nội ký sinh (bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh giun sán).
a. Thuốc KN-04-12:
- Thuốc KN-04-12 được phối chế từ những cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.
- Cho cá ăn định kỳ 30 - 45 ngày 1 đợt thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2g/kg cá/ngày; phòng bệnh nhiễm khuẩn máu (đốm đỏ, xuất huyết, thối mang, viêm ruột...);
- Trị bệnh cho cá ăn 4g thuốc/kg cá/ngày, cho ăn 7 - 10 ngày liên tục.
- Mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu từ tháng 3 - 5 và tháng 8 - 10.
b. Thuốc kháng sinh:
- Dùng một số loại thuốc kháng sinh: Doxycyllin, Sulphatrim, AntiGerm... trộn vào thức ăn tinh cho cá để trị bệnh nhiễm khuẩn máu (Streptoccocus sp, Aeromonas sp, Pseudomonas sp).
- Liều lượng sử dụng là 100 mg/kg cá/ngày thứ nhất; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 cho ăn 50 mg/kg cá/ngày. Khi cá bị bệnh nhiễm khuẩn máu cho ăn 1 đợt, mỗi đợt kéo dài không quá 7 ngày.
c. Men tiêu hóa (Lacto-Plus hoặc HI-Lactic):
- Trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày.
- Liều lượng sử dụng là 1,0 - 3,0 g/kg thức ăn.
d. Vitamin C:
- Định kỳ 1 tháng cho cá ăn 1 đợt 7 ngày, trộn vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày;
- Liều lượng sử dụng là 10,0 - 30,0 mg/kg cá/ngày.
Có thể bạn quan tâm

TTXVN dẫn lời Trợ lý Tổng thống về an ninh lương thực Francis Pangilinan nói về việc gia tăng nhập khẩu gạo là do tỷ lệ rút gạo từ các kho của chính phủ tăng cao cho biết 400.000 tấn gạo sẽ được dùng làm "hàng đệm" và để ngăn chặn khả năng giá gạo tăng.

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì vụ hè thu năm nay, địa phương chỉ có kế hoạch trồng 2.200 ha sắn, nhưng thực tế đến nay diện tích sắn tăng lên đến 3.788 ha. Diện tích sắn tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tình trạng lấn chiếm, phá rừng diễn biến phức tạp.

Năm 2014, lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Niềm vui không phải chờ đến cuối năm. Mới hết tháng 10/2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đã tới 1,1 tỷ USD. Cùng với gạo, cà phê, hạt điều, tiêu Việt Nam thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

Sau 7 tháng chăm bẵm, lứa heo giống do Hội Nông dân tỉnh trao tặng cho các hộ gia đình nghèo đã sinh sản lứa đầu tiên. 160 con heo giống (trị giá 1,5 triệu đồng mỗi con) trao đi, là ngần ấy hy vọng và niềm vui của cả trăm hộ nông dân Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Tịnh, Bình Sơn khi nhận được cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nam, niên vụ 2013/2014 giá cà phê khá thấp, điều đáng nói là khi sàn kỳ hạn tăng thì giá nội địa cũng chỉ tăng theo ở mức khiêm tốn, còn khi giá kỳ hạn giảm thì giá nội địa lại rớt thảm hại. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do chất lượng, thương hiệu và kỹ năng bán hàng của Việt Nam còn yếu.