Phong Phú Rau Xanh

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã hoạt động trở lại. Khác với nhiều năm trước, năm nay thời tiết trước và sau tết Nguyên đán khá thuận lợi, các loại rau xanh, củ, quả phát triển tốt, nguồn cung dồi dào nên được bày bán phong phú, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.
Tại thành phố Điện Biên Phủ, không khí mua bán ở các chợ bắt đầu nhộn nhịp. Chị Nguyễn Thị Hòa, tổ dân phố 10, phường Mường Thanh cho biết: Mọi năm, sau tết rau thường có giá bán đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba ngày thường nhưng mọi người vẫn phải mua, bởi các loại thịt còn để được trong tủ lạnh chứ rau không thể để cả tuần. Tuy nhiên, năm nay, vừa ra tết rau xanh đã được bày bán “đầy” chợ, giá bán vẫn như mọi ngày, một số loại còn rẻ hơn.
Quan sát một số quầy rau xanh tại chợ Mường Thanh, chúng tôi dễ dàng nhận thấy “hút” khách hơn cả là các loại rau dùng để ăn lẩu như: cải xoong, cải chíp, rau cần, ngải cứu, cải thảo… Vì vậy, giá các loại rau này cũng theo đà tăng, song không tăng hơn là bao so với thời điểm trước tết, như: rau cần có giá từ 5.000 – 10.000 đồng/mớ, cao hơn so với trước tết 2.000 – 3.000 đồng, cải xoong 5.000 đồng/mớ, ngải cứu 2.000 đồng/mớ…
Bên cạnh đó, một số loại rau thông thường vẫn có giá bán ổn định, thậm chí có loại còn giảm giá so với thời điểm trước tết như: su su giá chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, su hào có giá từ 4.000 – 7.000 đồng/kg, giá bắp cải dao động khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg… Cùng với đó, các loại rau thơm đa dạng chủng loại, như: hành, mùi, rau húng… cũng góp phần làm phong phú thêm mặt hàng rau xanh sau tết.
Theo một số tiểu thương buôn bán rau tại các chợ: Mặc dù nhu cầu tiêu thụ rau xanh những ngày áp và sau tết tăng cao nhưng năm nay giá cơ bản vẫn ổn định là do nguồn cung khá dồi dào. Đặc biệt là ở các xã thuộc khu vực lòng chảo như: Thanh Luông, Thanh Hưng, Sam Mứn, Pom Lót… đang vào thời điểm rộ thu hoạch đợt cuối lại được mùa nên lượng rau xanh đổ về các chợ nhiều.
Chị Lã Thị Hoa, đội 3, xã Pom Lót, huyện Điện Biên chia sẻ: Vụ đông năm nay gia đình tôi trồng gần 800m2 rau, chủ yếu phục vụ thị trường trước và sau tết. Đến thời điểm này trong vườn chỉ còn một số loại rau cuối vụ đông như bắp cải, cà chua, xà lách…
Dự kiến đến trung tuần tháng 3 sẽ thu hoạch xong để kịp chuẩn bị làm đất cho vụ ngô sắp tới. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, hầu hết người trồng rau ồ ạt thu hoạch, do rau đến lứa nên giá bán thấp, tôi đã mang ra tận chợ bán lẻ với mong muốn tăng thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Một loại thức ăn chăn nuôi chứa thảo dược giá rẻ, tốc độ lớn chẳng kém lợn ăn cám công nghiệp, thịt sạch, thơm ngon, giảm ô nhiễm môi trường, giật bằng độc quyền giải pháp hữu ích…

Tính đến nay, cả nước đã có 11 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch cúm gia cầm. Những ngày qua, các cơ quan chức năng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp để bàn biện pháp ngăn chặn dịch. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm “đến hẹn lại lên” không chỉ xuất phát từ phía người chăn nuôi, mà còn có nguyên nhân từ ý thức của người tiêu dùng, năng lực phòng chống dịch của các cơ quan chức năng.

Đến thôn Yên Đào, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá), hỏi trang trại nuôi ếch của ông Lê Văn Dũng (53 tuổi), ai cũng biết. Trang trại này là nơi cung cấp ếch thương phẩm và con giống cho các trại nuôi trong xã và các huyện lân cận.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”

Bộ NN-PTNT vừa đồng ý với kiến nghị xuất khẩu đường của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Tuy nhiên, theo công văn gửi Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT chỉ đồng ý cho xuất khẩu 100 - 150 nghìn tấn so với đề xuất 250 nghìn tấn của Hiệp hội.