Phong Phú Rau Xanh

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã hoạt động trở lại. Khác với nhiều năm trước, năm nay thời tiết trước và sau tết Nguyên đán khá thuận lợi, các loại rau xanh, củ, quả phát triển tốt, nguồn cung dồi dào nên được bày bán phong phú, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.
Tại thành phố Điện Biên Phủ, không khí mua bán ở các chợ bắt đầu nhộn nhịp. Chị Nguyễn Thị Hòa, tổ dân phố 10, phường Mường Thanh cho biết: Mọi năm, sau tết rau thường có giá bán đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba ngày thường nhưng mọi người vẫn phải mua, bởi các loại thịt còn để được trong tủ lạnh chứ rau không thể để cả tuần. Tuy nhiên, năm nay, vừa ra tết rau xanh đã được bày bán “đầy” chợ, giá bán vẫn như mọi ngày, một số loại còn rẻ hơn.
Quan sát một số quầy rau xanh tại chợ Mường Thanh, chúng tôi dễ dàng nhận thấy “hút” khách hơn cả là các loại rau dùng để ăn lẩu như: cải xoong, cải chíp, rau cần, ngải cứu, cải thảo… Vì vậy, giá các loại rau này cũng theo đà tăng, song không tăng hơn là bao so với thời điểm trước tết, như: rau cần có giá từ 5.000 – 10.000 đồng/mớ, cao hơn so với trước tết 2.000 – 3.000 đồng, cải xoong 5.000 đồng/mớ, ngải cứu 2.000 đồng/mớ…
Bên cạnh đó, một số loại rau thông thường vẫn có giá bán ổn định, thậm chí có loại còn giảm giá so với thời điểm trước tết như: su su giá chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, su hào có giá từ 4.000 – 7.000 đồng/kg, giá bắp cải dao động khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg… Cùng với đó, các loại rau thơm đa dạng chủng loại, như: hành, mùi, rau húng… cũng góp phần làm phong phú thêm mặt hàng rau xanh sau tết.
Theo một số tiểu thương buôn bán rau tại các chợ: Mặc dù nhu cầu tiêu thụ rau xanh những ngày áp và sau tết tăng cao nhưng năm nay giá cơ bản vẫn ổn định là do nguồn cung khá dồi dào. Đặc biệt là ở các xã thuộc khu vực lòng chảo như: Thanh Luông, Thanh Hưng, Sam Mứn, Pom Lót… đang vào thời điểm rộ thu hoạch đợt cuối lại được mùa nên lượng rau xanh đổ về các chợ nhiều.
Chị Lã Thị Hoa, đội 3, xã Pom Lót, huyện Điện Biên chia sẻ: Vụ đông năm nay gia đình tôi trồng gần 800m2 rau, chủ yếu phục vụ thị trường trước và sau tết. Đến thời điểm này trong vườn chỉ còn một số loại rau cuối vụ đông như bắp cải, cà chua, xà lách…
Dự kiến đến trung tuần tháng 3 sẽ thu hoạch xong để kịp chuẩn bị làm đất cho vụ ngô sắp tới. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, hầu hết người trồng rau ồ ạt thu hoạch, do rau đến lứa nên giá bán thấp, tôi đã mang ra tận chợ bán lẻ với mong muốn tăng thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ làm giàu cho mình, anh Thơm còn động viên, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con quanh vùng.

Để có được thu nhập hàng trăm triệu từ nuôi cua, ông Hoàng Thế Lộc (thôn Hoà Lâm, xã Hòa Long, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) đã từng còng lưng ngoài đồng nhiều ngày trời, chỉ để “rình” cua kiếm ăn, tìm mồi như thế nào để... áp dụng vào ao nuôi của mình.

Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước. Vừa làm công nhân tại Nông trường Cao su Trần Văn Lưu vừa chăn nuôi trâu sinh sản, anh Bình trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, đi lên từ chính nghề nuôi trâu.

Đi ngang qua ven biển Khai Long, địa phận ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), phóng tầm mắt, một bên là bãi Khai Long sôi động với nghề nuôi nghêu, một bên là rừng đước thẳng hàng. Quan sát dưới chân rừng, ấn tượng bởi một hình ảnh thực sự bất ngờ ngay giữa miền biển Đất Mũi: Đó là hàng trăm con dê đang mải mê kiếm ăn. Những hình ảnh đẹp, bình dị này khiến nhiều người nghĩ rằng đang lạc về một chốn thảo nguyên thanh bình chứ không phải đang ở miền biển cực Nam Tổ quốc.

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.