Phong phú nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi

Các loại cá nước ngọt được khai thác từ sông Hậu luôn được ưa chuộng và có giá khá cao tại các chợ, như cá lóc, cá trèn, cá kết, cá chốt… với giá dao động từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng mỗi ký.
Đặc biệt, vào những ngày đầu tháng Bảy âm lịch, đã thấy xuất hiện cá linh non – một loại đặc sản nổi tiếng của vùng đầu nguồn An Giang. Chị Tư, một tiểu thương ở chợ Châu Đốc cho hay, tuy giá cá linh non đầu mùa khá cao, 150.000 đồng/kg, nhưng vẫn không đủ bán, do được các nhà hàng đặt trước để phục vụ khách du lịch.
Đối với địa bàn mà ngành du lịch phát triển mạnh như Châu Đốc, nhiều món ăn dân dã trước nay bỗng đường hoàng bước vào các nhà hàng cao cấp, và trở nên có vị trí vững chắc trong làng ẩm thực. Ví dụ như món cá linh kho lạt chấm bông điên điển, cá lóc nướng mỡ hành chấm mắm me, lẫu mắm rau đồng, khô cá sặc bổi trộn gỏi sầu đâu… Vì vậy, vào mùa nước nổi, ngoài các ngư dân chuyên nghiệp sống bằng nghề lưới cá, nhiều người làm nông có sẳn thuyền nhà cũng sắm thêm tay lưới để tranh thủ đi đánh bắt cá kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn!
Có thể bạn quan tâm

Để có được thịt lợn sạch tiêu thụ ra thị trường, ông Hà Trọng Tuấn đã trộn thêm một số loại thảo dược, giun quế vào khâu chế biến thức ăn cho đàn lợn.

Bỏ việc với mức lương hấp dẫn, kỹ sư Ngô Hữu Anh Khôi (Vĩnh Long) cùng vợ về quê tự chế mô hình trồng rau thủy canh, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành hướng phát triển giúp nhiều người dân vươn lên làm giàu.

Nhiều hộ dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Vụ nuôi năm 2017, HTX thu hoạch tổng cộng 130 tấn thương phẩm, với tổng giá trị 14,6 tỷ đồng cùng mức lợi nhuận 6,75 tỷ đồng...