Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm nuôi
Ngày đăng: 15/09/2015

Tôm nuôi bị thiệt hại do bệnh đường ruột.

Tại cuộc hội thảo về biện pháp phòng chống bệnh trên tôm nuôi trong mùa mưa, người nuôi tôm đã nêu nhiều ý kiến thắc mắc về bệnh liên quan đến bệnh đường ruột trên tôm nuôi. Bà con đã tốn rất nhiều chi phí để điều trị nhưng hiệu quả không cao, thạc sĩ Võ Văn Bé – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết:

“Bệnh đường ruột trên tôm thường liên quan mật thiết đến việc quản lý cho ăn và mật độ thả nuôi. Bệnh càng nghiêm trọng ở những ao dư thừa thức ăn, hệ thống cung cấp oxy không đạt yêu cầu… Để phòng ngưa bệnh này, trước khi thả giống bà con phải vệ sinh kỷ đáy ao, không cho tôm ăn dư thừa, duy trì hệ thống quạt nước sao cho hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi luôn ở mức thấp nhất.”

Thực tế người nuôi tôm đang đối phó với khá nhiều bệnh trên tôm nuôi, trong đó bệnh đường ruột biểu hiện ngày càng phức tạp, gây tổn thất không nhỏ cho tôm nuôi, ông Lê Văn Trọng ở xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Bệnh đầu vàng đốm trắng trên tôm nuôi bà con đã có cách khắc phục, những vụ nuôi gần đây bệnh này cũng ít xảy ra. Nhưng hiện nay cái lo nhất là bệnh tôm chậm lớn, lớn không đồng đều và rồi tôm chết.”

Đây là bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm, chủ yếu bà con nên có biện pháp phòng ngừa là chính, còn việc điều trị mang lại hiệu quả rất kém, thạc sĩ Võ Văn Bé – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng có những lưu ý sau:

“Đối với bệnh đường ruột do nhiều yếu tố biểu hiện có liên quan, không thể trị khi tôm phát bệnh mà bà con cần lưu ý đến biện pháp phòng ngừa là chính. Cụ thể như phải sử dụng kích thích tiêu hóa, xổ độc trộn thường xuyên cho tôm ăn…Thực hiện tốt việc sử dụng vi sinh làm sạch đáy ao để hạn chế thấp nhất mầm bệnh phát triển do ô nhiễm đáy ao gây ra. Đặc biệt hiện nay là giai đoạn tôm dễ bị bệnh đường ruột nhất.”

Người nuôi tôm tăng cường chạy quạt cung cấp oxy đủ yêu cầu để hạn chế bệnh đường ruột cho tôm.

Trung tâm Khuyến nông, các ngành chuyên môn của Sở NN&PTNT đang tăng cường các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với người nuôi tôm, giúp bà con hạn chế thấp nhất rủi ro ở giai đoạn cuối vụ nuôi, đây cũng là giai đoạn bất lợi cho tôm nuôi, do thời tiết mưa nắng thất thường.


Có thể bạn quan tâm

“Trái Đắng” Trên Vùng Chuyển Dịch “Trái Đắng” Trên Vùng Chuyển Dịch

Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.

12/08/2013
Xuất Khẩu Rau Quả Liên Tục Tăng Trưởng Xuất Khẩu Rau Quả Liên Tục Tăng Trưởng

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong 9 năm qua (tính từ năm 2004). Năm 2012 so với năm 1997 đã cao gấp 11,7 lần, bình quân một năm tăng 17,8%. Nhịp độ tăng đã cao trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2011 tăng 38,1%, năm 2012 tăng 33,1% - đó là những tốc độ tăng rất cao.

28/06/2013
Phát Hiện Thêm 4 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới Ở Bình Định Phát Hiện Thêm 4 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới Ở Bình Định

Ngày 24.3, ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Từ ngày 20.3 đến nay, đàn vịt tơ nuôi tại 4 hộ ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn) đã xuất hiện tình trạng vịt chết lẻ tẻ, qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan Thú y vùng 4 Đà Nẵng đã phát hiện vịt chết do vi-rút cúm A (H5N1).

27/03/2013
Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà, Kiếm Ngàn Đô Mỗi Tháng Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà, Kiếm Ngàn Đô Mỗi Tháng

Gà chín cựa tưởng chỉ có trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Ít ai ngờ, nó là giống có thật ngoài đời. Càng bất ngờ hơn, một chàng trai 29 tuổi, lặn lội từ TP.HCM ra cội nguồn giống gà này ở tận nơi đất tổ, rước về phương Nam và đã nhân giống thành công.

12/08/2013
Hộ Tư Nhân Đầu Tiên Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Cá Nheo Hộ Tư Nhân Đầu Tiên Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Cá Nheo

Theo Chi cục Thủy sản Yên Bái, vừa qua, gia đình anh Trần Đức Phương ở thôn 6, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho cá nheo và đạt kết quả cao, tỷ lệ trứng nở thành cá nheo giống đạt trên 80%.

28/03/2013