Phòng, chống nắng nóng và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi
LMLM lợn đạt 58,05%) chưa đảm bảo miễn dịch quần thể, do đó nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh là rất lớn, nhất là đối với các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng thấp, các ổ dịch cũ.
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn đề nghị UBND các huyện, thành, thị quan tâm, chỉ đạo tăng thời lượng thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi. Chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện phòng, chống dịch bệnh, nắng nóng và giám sát tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn, nhằm phát hiện sớm các ổ dịch phát sinh, có biện pháp khoanh vùng xử lý kịp thời, không để dịch lây lan rộng.
Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cho người chăn nuôi các biện pháp, kinh nghiệm chống nắng, nóng cho gia súc, gia cầm; các biện pháp làm tăng sức đề kháng cho gia súc, gia cầm; dự trữ, chế biến thức ăn... để các hộ chăn nuôi áp dụng.
Chi cục Thú y tăng cường các hoạt động dự báo, cảnh báo về dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, giết mổ, vệ sinh thú y, mua bán gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm tại các chợ, đầu mối giao thông quan trọng; hướng dẫn hộ chăn nuôi các biện pháp phòng, chống nắng nóng; phòng, chữa các bệnh truyền nhiễm, bệnh cảm nắng, cảm nóng cho vật nuôi để người dân yên tâm không bán chạy khi đàn vật nuôi mắc bệnh, hạn chế lây lan dịch bệnh ra diện rộng, giảm thiệt hại kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 22/6/2012, tại văn phòng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ở Tp HCM đã diễn ra cuộc họp báo về chương trình hội chợ triễn lãm thủy sản quốc tế Vietfish 2012

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên nền đất lúa, tạo ra cơ cấu sản xuất phù hợp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, tỉnh Tiền Giang sẽ triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ.

Dự án Phát triển mô hình trồng cây sa nhân tím phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) do Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên thực hiện được triển khai từ giữa năm 2008 với 3 mô hình

Ông Quang là người tiên phong trong sản xuất kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ tôm ở huyện U Minh. Ông Quang cho biết, vụ nuôi tôm thứ hai sau chuyển dịch ông đã cấy thử 3 công lúa. Vụ này, do chưa có kinh nghiệm trong khâu rửa mặn nên lúa không sống được. Ông vẫn quyết tâm thực hiện cho kỳ được

Thực phẩm chuyển gen (GMF) là những thực phẩm được sinh ra hay chế biến từ các cơ thể chuyển gen (GMO- genetically modified organisms). Việc chuyển các gen có lợi vào cây trồng hay vật nuôi là một thành tựu vĩ đại của kỹ thuật di truyền (genetic engineering). GMF xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với các cây thực phẩm như lúa mỳ, đậu tương, ngô, cà chua...