Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò

Ở huyện miền núi An Lão (Bình Định), những tháng cuối năm thường có mưa, lũ kéo dài gây ngập úng trên diện rộng làm thiếu thức ăn thô, xanh cho trâu, bò. Mặt khác, người dân ở các xã vùng cao có tập quán chăn nuôi thả rông, hoặc làm chuồng trại tạm bợ, dễ phát sinh dịch bệnh trên vật nuôi. Do đó, huyện An Lão rất chú trọng phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò trong mùa mưa.
Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.
Riêng trong năm 2013, huyện đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng mô hình điểm phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò tại xã vùng cao An Nghĩa. 10 hộ đồng bào Bana chăn nuôi 40 con trâu, bò tham gia mô hình đã trồng 2.000m2 cỏ cao sản, xây dựng 10 cây rơm rạ để dự trữ thức ăn cho trâu, bò. Từ hiệu quả thiết thực của mô hình này, các hội đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện đã vận động người chăn nuôi trồng được 16,5 ha cỏ cao sản, xây dựng 1.200 cây rơm rạ, tận thu các phụ phẩm nông nghiệp khác để bổ sung thức ăn cho gia súc trong mùa mưa. Hiện toàn huyện có 70% số hộ chăn nuôi xây dựng được chuồng trại đảm bảo kỹ thuật, có dự trữ thức ăn cho đàn gia súc và hạn chế chăn thả trâu, bò trên vùng núi cao vào những ngày mưa lạnh. Huyện cũng đã hoàn thành tiêm phòng cho đàn gia súc đạt 87% tổng đàn trở lên.
Trước mùa mưa bão, huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động hộ chăn nuôi đưa trâu, bò trên núi cao về chăn dắt tại vùng thấp hoặc nhốt trong chuồng trại. Hướng dẫn bà con dự trữ thức ăn thô, xanh; đảm bảo vệ sinh chuồng trại; bổ sung thêm thức ăn tinh bột, vitamin và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó nuôi cá ruộng lúa 44,2ha, nuôi VAC và nuôi nhử 1.906,3ha, nuôi cá tra xuất khẩu có 126,5ha đang nuôi 37,3ha tập trung ở một số xã ven sông lớn như Thanh Bình, Quới Thiện, Quới An, Trung Thành Đông, Trung Thành Tây, Tân An Luông.

Hiện tại, đàn cá tra bố mẹ chọn giống được duy trì, lưu giữ tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang còn lại 800 con. Nếu so với đầu năm 2012, thời điểm mới tiếp nhận từ kết quả của dự án “Chuyển giao công nghệ sản xuất cá tra có chất lượng di truyền cao cho các tỉnh ĐBSCL” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện thì đàn cá đã hao hụt 200 con.

Nhiều bà con nuôi tôm trong vùng ngọt hoá cho biết, do giếng khoan đã bị trám lấp nên họ định dùng muối để tạo độ mặn rồi thả nuôi tôm biển… Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều bà con ở xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã thử làm cách này trước khi biết khoan giếng lấy nước mặn, nhưng không mang lại hiệu quả.

TP. Cam Ranh hiện có 3ha nuôi tôm sú, 235ha nuôi tôm chân trắng; số lượng tôm hùm đang được nuôi khoảng 7.123 lồng. Nông dân trên địa bàn thành phố còn tổ chức nuôi cá biển với diện tích 159ha ao nuôi và 744 lồng. Ngoài ra, toàn thành phố có 21ha ốc hương, 1ha tu hài, 75ha rong sụn.

Theo Quyết định 24 của UBND tỉnh Cà Mau: Hoạt động sên vét đất bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thủy sản được thực hiện quanh năm. Tuy nhiên, người dân phải bố trí khu chứa bùn đất thải phù hợp, nước thải phải được lắng trước khi thải ra bên ngoài.