Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò

Ở huyện miền núi An Lão (Bình Định), những tháng cuối năm thường có mưa, lũ kéo dài gây ngập úng trên diện rộng làm thiếu thức ăn thô, xanh cho trâu, bò. Mặt khác, người dân ở các xã vùng cao có tập quán chăn nuôi thả rông, hoặc làm chuồng trại tạm bợ, dễ phát sinh dịch bệnh trên vật nuôi. Do đó, huyện An Lão rất chú trọng phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò trong mùa mưa.
Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.
Riêng trong năm 2013, huyện đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng mô hình điểm phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò tại xã vùng cao An Nghĩa. 10 hộ đồng bào Bana chăn nuôi 40 con trâu, bò tham gia mô hình đã trồng 2.000m2 cỏ cao sản, xây dựng 10 cây rơm rạ để dự trữ thức ăn cho trâu, bò. Từ hiệu quả thiết thực của mô hình này, các hội đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện đã vận động người chăn nuôi trồng được 16,5 ha cỏ cao sản, xây dựng 1.200 cây rơm rạ, tận thu các phụ phẩm nông nghiệp khác để bổ sung thức ăn cho gia súc trong mùa mưa. Hiện toàn huyện có 70% số hộ chăn nuôi xây dựng được chuồng trại đảm bảo kỹ thuật, có dự trữ thức ăn cho đàn gia súc và hạn chế chăn thả trâu, bò trên vùng núi cao vào những ngày mưa lạnh. Huyện cũng đã hoàn thành tiêm phòng cho đàn gia súc đạt 87% tổng đàn trở lên.
Trước mùa mưa bão, huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động hộ chăn nuôi đưa trâu, bò trên núi cao về chăn dắt tại vùng thấp hoặc nhốt trong chuồng trại. Hướng dẫn bà con dự trữ thức ăn thô, xanh; đảm bảo vệ sinh chuồng trại; bổ sung thêm thức ăn tinh bột, vitamin và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Có dịp lên xứ Ban Mê vào những ngày đầu hè, giữa cái nóng đến rát người, nhìn những giọt mồ hôi rìn rịn trên mặt người nông dân đang ra sức chống hạn cho vườn cà phê, chúng tôi không chỉ thấy ở họ tình yêu với “cây và đất” mà còn bao nỗi lo toan, nhất là khi cây cà phê và thị trường cà phê quá bấp bênh.

Tính đến hết năm 2014, TP. Pleiku có 5.082 hộ gia đình nông dân đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi và hàng ngàn hội viên nông dân tham gia đóng góp ngày công lao động, tự nguyện di dời hàng rào, hiến đất mở đường, góp tiền xây dựng các công trình dân sinh…

Là một trong những tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới, chợ nông thôn không chỉ là nơi giao thương buôn bán của bà con nông dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mà còn là đích đến văn minh thương mại nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư cho chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Với quyết tâm tăng sản lượng lương thực, phát triển ngành nông nghiệp của địa phương, huyện Xín Mần đang thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với biến đổi khí hậu và đã có sự chuyển biến đáng kể.