Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long phấn đấu đến cuối tháng 10/2015 không còn diện tích nhiễm nặng

Phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long phấn đấu đến cuối tháng 10/2015 không còn diện tích nhiễm nặng
Ngày đăng: 21/10/2015

Ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi họp.

Ở điểm cầu UBND tỉnh còn có sự tham dự của lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; các thành viên Ban chỉ đạo Phát triển cây thanh long bền vững tỉnh.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, tính đến ngày 25/9/2015 diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu trong toàn tỉnh là 6.818 ha, trong đó nhiễm nhẹ 5.342 ha, trung bình 1.348 ha và nhiễm nặng 128 ha.

So với tháng trước, diện tích nhiễm bệnh giảm 1.221 ha, diện tích nhiễm nặng giảm 308 ha và so với cùng kỳ năm 2014 giảm 6.254 ha.

Hiện các địa phương đang tiếp tục công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thông báo diễn biến tình hình bệnh đốm nâu hàng trên phương tiện thông tin.

Từ 26/8 đến ngày 25/9, đã tổ chức tập huấn thêm 35 lớp.

Lũy kế từ đợt cao điểm đến nay đã tổ chức tổng số 347 lớp; phát tán thêm 1.314 tờ rơi, tài liệu.

Lũy kế đã phát tán 48.108 tài liệu, tờ rơi.

Đặc biệt trong tháng qua, để tiêu hủy mầm bệnh, các địa phương đã tiếp tục tiến hành tỉa cành bệnh để xử lý, kết quả đạt 214 tấn, trên diện tích khoảng 214 ha.

Lũy kế đến nay toàn tỉnh tiêu hủy 2.378 tấn cành trên 2.378 ha với 467 điểm ủ trên toàn tỉnh, diện tích vườn thanh long được vệ sinh là 19.615 lượt ha...

Sau khi nghe ý kiến của các địa phương, ban ngành, ông Huỳnh Thanh Cảnh chỉ đạo, cần tăng cường triển khai quyết liệt hơn nữa các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long.

Qua đó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân.

Đồng thời phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách, cần thiết, không được chủ quan, lơ là.

Phấn đấu đến cuối tháng 10/2015 không còn diện tích bị nhiễm nặng.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp

Để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, thoát khỏi sự gò bó, hạn hẹp của kinh tế hộ nhỏ lẻ, hình thành mô hình sản xuất theo hướng trang trại, vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại thực chất là doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói, kinh tế trang trại ở tỉnh ta hiện phát triển khá mạnh, tăng nhanh về số lượng, với đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất trên các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp, như trang trại trồng trọt, chăn nuôi, trang trại thuỷ sản, lâm nghiệp, trang trại theo mô hình VAC.

22/11/2013
Cá - Cần Hoàng Lương Cá - Cần Hoàng Lương

Từ con cá và những ruộng rau cần, người dân xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã trở nên khá giả, đời sống sung túc. Nhiều cánh đồng đạt mức thu 300 triệu đồng/ha/năm. Chủ trương hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại đây tiếp tục mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Hoàng Lương đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

22/11/2013
Thôn Riễu Giàu Lên Nhờ Trồng Hoa Lay Ơn Thôn Riễu Giàu Lên Nhờ Trồng Hoa Lay Ơn

Gần 10 năm qua, đời sống của người dân thôn Riễu, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đang ngày một khấm khá hơn từ nghề trồng hoa lay ơn. Thôn Riễu từ lâu đã có nghề trồng hoa cung cấp cho TP Bắc Giang, các huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Những năm trước khi chưa có cây hoa lay ơn, người dân chỉ trồng lúa, rau màu và một số loài hoa như cúc, violet nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi có một số hộ trong thôn đem giống hoa lay ơn về trồng thì diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng.

22/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

22/11/2013
"Lỗ Hổng" Quản Lý Thuốc, Thức Ăn Thủy Sản

Ngày 19.11, tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xung quanh tình trạng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tại Quảng Nam, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên lĩnh vực này cũng khá phổ biến, khi công tác quản lý nhà nước còn nhiều lỗ hổng.

22/11/2013