Phòng Chống Bão Cho Vườn Chuối

Chuối là cây thân giả, do bẹ lá hợp thành (còn thân thật chính là "củ" chuối, lại có lá to, thuộc loai lớn nhất trong các loài thảo mộc nhiệt đới), nên diện "cản phong cản vũ" rất lớn, dễ bị xiêu đổ trong mùa mưa bão. Những cây đã bị quật ngã nếu dựng lại cũng bị suy giảm năng suất phẩm chất nông sản, rất dễ bị "thâm rễ thối mầm"... vì vậy cần phải chủ động hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của thiên tai gây ra cho chuối bằng một số biện pháp canh tác sau:
– Thu hoạch sớm những buồng quả đã vào chắc xanh (nây đều, gờ vỏ quả đã tù cạnh, núm đầu quả teo đét) để giấm.
– Tỉa toàn bộ những lá gốc đã úa vàng, làm như vậy là "một công đôi việc": Loại bỏ ký sinh và phong quang vườn. Những lá còn xanh cần dùng sào đập ngang sống lá để giảm diện cản gió mưa (không cắt sẽ đỡ mất nhựa).
– Dùng cọc néo chống buồng quả, kết hợp với "bó giò" thân cây bằng lạt dài hoặc dây nilon to bản, dai quấn thành khoanh, mỗi khoanh có độ dài từ 40 – 50cm (với cây mảnh khảnh) hoặc 50 – 80cm (với cây mập mạp).
– Tiêu thoát tốt nước đọng (làm rãnh, lấy đất mầu tôn cao bóng tán), đất "củ" ấp vào gốc để giúp cây vững vàng.
Có thể bạn quan tâm

Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ngon, mùi thơm, màu đẹp, để lâu không bị nát nên thường được tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn. Tuy nhiên, cây chuối có nhu cầu dinh dưỡng cao nên sẽ làm đất nhanh bị bạc màu, cây nhanh bị tàn nếu không có chế độ phân bón đầy đủ và hợp lý

Năng suất chuối ở nước ta thấp, thiếu ổn định, phẩm chất quả không cao, vì chuối chưa được chú ý bón phân đầy đủ. Để cây chuối phát triển tốt và người trồng chuối có thể thu được hiệu quả kinh tế cao cần chú ý đầy đủ đến việc bón phân cho chuối.

Nguyên nhân gây bệnh: do loại côn trùng chích hút gây ra. Loại côn trùng này bám vào mặt lá, chích hút nhựa cây, làm lá cây bị rũ xuống. Sau khi loại côn trùng này xuất hiện và gây hại một thời gian, khoảng 5-7 ngày thì xuất hiện nấm phấn đen, lúc đầu chòm nhỏ, sau lan rộng cả bề mặt của lá cây.

Chuối làm chín theo phương pháp này có vỏ màu vàng đẹp, chất lượng ngon, không bị rụng cuống và có thời gian bảo quản lâu hơn so với chuối bằng phương pháp thông thường (rấm chín bằng đất đèn truyền thống).

Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ngon, mùi thơm, màu đẹp, để lâu không bị nát nên thường được tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn