Phối Hợp Đưa Vốn Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thọ Xuân (Agribank Thọ Xuân) đã thông qua các tổ chức hội nông dân (HND), hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) từ huyện đến xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thay đổi diện mạo nông thôn.
Tính đến ngày 1- 11, tổng dư nợ của Agribank Thọ Xuân theo nghị quyết liên tịch là 372 tỷ đồng, tăng 58,2 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 158% kế hoạch Agribank Thanh Hóa giao năm 2014, với 10.119 tổ viên còn dư nợ. Trong đó, dư nợ tổ vay vốn thông qua kênh HND là: 237,8 tỷ đồng, với 6.498 tổ viên còn dư nợ; qua kênh hội LHPN đạt 134,2 tỷ đồng, với 3.621 tổ viên còn dư nợ.
Thời gian tới, Agribank Thọ Xuân tiếp tục tăng cường phối hợp với HND, hội LHPN thực hiện tốt chỉ đạo của Agribank Thanh Hóa trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng, HND và hội LHPN đến từng tổ vay vốn. Duy trì, củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ vay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131849/Phoi-hop-dua-von-tin-dung-phuc-vu-phat-trien-nong-nghiep,-nong-thon
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện sản phẩm cá tra đã có mặt ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90% thị phần thế giới.

Nhờ nuôi cho lãi cao, ít dịch bệnh nên nhiều người dân ở xã An Phú (TP Tuy Hòa - Phú Yên) tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai, góp phần ổn định cuộc sống.

Vài năm trở lại đây, cây ớt xuất khẩu đã trở thành một trong những cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế thuộc loại cao nhất trên các xứ đồng trong tỉnh Thanh Hóa. Nhiều địa phương đã liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để ký hợp đồng trồng ớt cho các doanh nghiệp. Nông dân cũng có lãi cao và đem lại thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Mùa thu hoạch cao su đã đến nhưng hầu hết các hộ dân vẫn băn khoăn có nên tái đầu tư để mở miệng cạo hay không. Giá mủ hiện đã xuống thấp nhất trong gần 10 năm qua, dao động từ 280 đến 330 đồng/độ.

Từ năm 2012 đến nay, người dân xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) đã khôi phục cây chè Gò Loi với diện tích gần 15 ha. Tuy nhiên, do nắng hạn gay gắt, nguồn nước tưới không có, nhiều diện tích chè mới trồng đã bị chết. Trước tình hình này, huyện Hoài Ân đã hỗ trợ kinh phí để nhân dân Ân Tương Tây chống hạn cho cây chè.