Phối Hợp Đưa Vốn Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thọ Xuân (Agribank Thọ Xuân) đã thông qua các tổ chức hội nông dân (HND), hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) từ huyện đến xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thay đổi diện mạo nông thôn.
Tính đến ngày 1- 11, tổng dư nợ của Agribank Thọ Xuân theo nghị quyết liên tịch là 372 tỷ đồng, tăng 58,2 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 158% kế hoạch Agribank Thanh Hóa giao năm 2014, với 10.119 tổ viên còn dư nợ. Trong đó, dư nợ tổ vay vốn thông qua kênh HND là: 237,8 tỷ đồng, với 6.498 tổ viên còn dư nợ; qua kênh hội LHPN đạt 134,2 tỷ đồng, với 3.621 tổ viên còn dư nợ.
Thời gian tới, Agribank Thọ Xuân tiếp tục tăng cường phối hợp với HND, hội LHPN thực hiện tốt chỉ đạo của Agribank Thanh Hóa trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng, HND và hội LHPN đến từng tổ vay vốn. Duy trì, củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ vay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131849/Phoi-hop-dua-von-tin-dung-phuc-vu-phat-trien-nong-nghiep,-nong-thon
Có thể bạn quan tâm

Chưa đầy 5 tháng sau, giá cao su tụt nhanh chỉ còn ở mức bình quân 42 triệu đồng/tấn, giảm đến 10 triệu đồng/tấn khiến cả doanh nghiệp và nhà vườn lao đao…

Vụ xuân năm nay, nông dân hai xã An Hà và Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu và Chế biến nông - lâm sản Hải Dương trồng 30 ha ngô ngọt xuất khẩu.

Xen canh là một trong những phương thức canh tác được nhiều người áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước có những mô hình trồng xen canh như táo-trôm, đu đủ-ớt-dừa xiêm, xoài-mận… thu nhập kinh tế cao thì ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) mô hình trồng xen canh tỏi-ớt cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân.

Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.

Mô hình được thực hiện thí điểm tại cánh đồng Khu phố 1 và 2 thị trấn Tân Sơn với diện tích 1,5 ha. Với mục đích thay đổi tập quán canh tác 3 vụ lúa/năm bằng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp trên cùng 1 diện tích.