Phó Thủ tướng trao quyết định đạt chuẩn NTM cho huyện Đơn Dương Lâm Đồng

Đây là huyện NTM thứ sáu cả nước và huyện đầu tiên tại Tây Nguyên.
Nhờ có lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, những năm qua, nền nông nghiệp Đơn Dương có sự phát triển vượt bậc theo hướng công nghệ cao, và trở thành vùng chuyên canh rau nổi tiếng tỉnh Lâm Đồng.
Đến nay, huyện Đơn Dương có 6.260 ha rau, hoa công nghệ cao; giá trị sản xuất bình quân trên một ha đạt 150 triệu đồng, tăng gấp đôi năm 2010; trong đó có những mô hình đạt đến một tỷ đồng mỗi năm.
Toàn huyện có bảy xã đạt chuẩn nông thôn mới, hai thị trấn phát triển theo hướng văn minh đô thị. Thời gian qua, tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới tại Đơn Dương đạt hơn 4.300 tỷ đồng.
Huyện Đơn Dương nhận quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Ban Chỉ đạo T.Ư chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chúc mừng và biểu dương những thành tích, kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đơn Dương.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, tỉnh Lâm Đồng cần triển khai hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, gắn với mô hình đổi mới tăng trưởng; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung những lĩnh vực, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế;
Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và liên kết giữa hộ nông dân với nhau thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới và liên kết với doanh nghiệp, để thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu; quyết tâm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân.
Phó Thủ tướng yêu cầu, địa phương quan tâm chỉ đạo toàn diện để nâng cao chất lượng bền vững của nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân; tập trung làm tốt công tác giảm nghèo, nhất là tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để người dân chủ động tham gia, thực sự là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
Dịp này, tỉnh Lâm Đồng cũng phát động phong trào thi đua “Cùng cả nước, Lâm Đồng chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2015 - 2020”. Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt chuẩn nông thôn mới cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Gia Lai được chuyển 50.000 ha đất rừng nghèo, đất lâm nghiệp sang trồng cao su. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã cho phép 44 dự án của 17 doanh nghiệp (DN) triển khai trồng cao su trên địa bàn 5 huyện.

Do ảnh hưởng bởi nắng hạn kéo dài, hàng chục héc ta keo trên núi Hòn Ngang, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã bị chết khô. Nhiều hộ dân trồng keo đã phải bán đổ bán tháo, những hộ khác cũng như đang ngồi trên đống lửa...
Ông Đỗ Thanh Ngọc - Trưởng trạm Thú y huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết, hiện có hơn 300 ngàn con vịt trên các cánh đồng của huyện do nông dân địa phương đang thu hoạch lúa hè thu. Chủ yếu là các đàn vịt chạy đồng của các hộ dân trên địa bàn huyện và một số đàn vịt ở các tỉnh lân cận như: An Giang, Long An.

Cùng với trứng vịt Đồng Rui, mật ong, khau nhục, bánh gật gù, kẹo lạc hồng, bánh chả... gà đồi Tiên Yên đang dần trở thành một thương hiệu mạnh, mang tính đặc trưng của vùng đất cửa ngõ miền Đông tỉnh Quảng Ninh…

Anh Bùi Văn Hoa ngụ ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, gia đình anh có 4 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Những năm trước đây, thu nhập chính của gia đình chủ yếu là trồng lúa với diện tích 0,9ha, lợi nhuận không cao.