Hội Thảo Đầu Bờ Về Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP

Sáng 27/9, tại UBND xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, Tiểu Ban quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là CRSD) Khánh Hòa đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP trên 4 ao nuôi tôm tại xã Ninh Phú.
Tháng 7 năm 2014, Tổ chức CRSD Khánh Hòa triển khai nuôi tôm theo hướng VietGAP tại 4 ao nuôi tôm với diện tích 2ha, mật độ thả nuôi 100 con/m2. Tổ chức CRSD hỗ trợ 100% con giống và 30% vật tư thiết yếu và kỹ thuật. Sau 70 ngày nuôi, các ao đồng loạt thu hoạch, năng suất bình quân đạt 8 tấn/ha, trọng lượng 92 con/kg. Với giá 132.000 đồng/kg, trừ chi phí, lợi nhuận đạt 250 triệu đồng/mỗi ao.
Tại hội thảo, người nuôi đánh giá cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình, yếu tố môi trường được đảm bảo sau nuôi. Tuy nhiên để tôm nuôi theo hướng VietGAP đạt giá trị kinh tế cao hơn nữa và nhân rộng được mô hình, người nuôi kiến nghị Dự án tìm đầu ra cho sản phẩm. Bởi đây là tôm sạch, việc đầu tư tốn kém nhưng khi bán ra thị trường giá thành như tôm nuôi truyền thống làm giảm lợi nhuận của người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Đến cổng làng Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hỏi ông Tu Thanh Hường, ai cũng biết. Bà con ở đây nói ông là nông dân đi lên từ hai bàn tay trắng, vượt qua khó khăn thử thách để làm giàu, trở thành ông chủ trang trại tiền tỷ trên vùng cát hoang vu.

Với tiềm năng rất lớn, việc nuôi cá trên các hồ chưa thủy lợi, thủy điện đang trở thành một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Những năm gần đây, bệnh gan thận mủ (GTM) hoành hành trên cá tra gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, thậm chí nhiều trường hợp tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thương phẩm lên đến 50%.

Thời điểm này, số lượng đàn heo đen tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đang ở mức cao nhất nhằm phục vụ cho thị trường tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi thả rông không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn để lại hệ lụy môi trường.

Lợn rừng phù hợp với điều kiện chăn thả tự do hoặc trên diện tích đất rộng rãi.