Phó Thủ Tướng Lào Đánh Giá Cao Dự Án Cao Su Của Việt Nam

Công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương của Lào với lương bình quân 200 USD/tháng.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hôm nay (7/5), tại huyện Mouangphin, tỉnh Savanakhet, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Quasa-Geruco đã làm lễ ra quân khai thác mủ cao su đầu tiên. Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào Việt Nam đến dự.
Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath trao Huân chương Lao động hạng Hai của Đảng và Nhà nước Lào cho Công ty Cao su Việt Nam
Đây là một phần dự án 10.000 ha mà Công ty cổ phần Quasa-Geruco triển khai tại tỉnh Savanakhet (Miền trung Lào). Chúc mừng kết quả các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai tại tỉnh Savanakhet, Phó Thủ tướng Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Somsavad Lengsavath nhấn mạnh: “Tôi xin thay mặt chính phủ Lào và tỉnh Savanakhet chân thành cảm ơn tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo hai nước, sang đầu tư tại tỉnh Savanakhet và các tỉnh của Lào. Trong thời gian 7 năm đã chứng kiến kết quả của các đồng chí. Hôm nay, sự cố gắng của các đồng chí đã trở thành hiện thực”.
Phó Thủ tướng Lào đánh giá, bên cạnh việc đầu tư hiệu quả, Công ty Quasa-Geruco còn thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trong vùng dự án như kéo điện, làm đường, khoan giếng, xây đập tràn, xây dựng sửa chữa chùa, xây dựng trường học và các hoạt động phúc lợi khác với tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty còn tổ chức đào tạo đội ngũ công nhân về kỹ thuật cho Lào, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương của Lào với mức lương bình quân 200 USD/tháng.
Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath đã cảm ơn và đánh giá cao hoạt động hiệu quả của Công ty cổ phần Quasa-Geruco trong 7 năm qua, nhấn mạnh rằng Công ty đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đất vốn chịu nhiều hậu quả của chiến tranh và coi đây là một ngày lịch sử của tỉnh Savanakhet trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.