Phó Thủ Tướng Lào Đánh Giá Cao Dự Án Cao Su Của Việt Nam

Công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương của Lào với lương bình quân 200 USD/tháng.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hôm nay (7/5), tại huyện Mouangphin, tỉnh Savanakhet, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Quasa-Geruco đã làm lễ ra quân khai thác mủ cao su đầu tiên. Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào Việt Nam đến dự.
Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath trao Huân chương Lao động hạng Hai của Đảng và Nhà nước Lào cho Công ty Cao su Việt Nam
Đây là một phần dự án 10.000 ha mà Công ty cổ phần Quasa-Geruco triển khai tại tỉnh Savanakhet (Miền trung Lào). Chúc mừng kết quả các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai tại tỉnh Savanakhet, Phó Thủ tướng Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Somsavad Lengsavath nhấn mạnh: “Tôi xin thay mặt chính phủ Lào và tỉnh Savanakhet chân thành cảm ơn tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo hai nước, sang đầu tư tại tỉnh Savanakhet và các tỉnh của Lào. Trong thời gian 7 năm đã chứng kiến kết quả của các đồng chí. Hôm nay, sự cố gắng của các đồng chí đã trở thành hiện thực”.
Phó Thủ tướng Lào đánh giá, bên cạnh việc đầu tư hiệu quả, Công ty Quasa-Geruco còn thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trong vùng dự án như kéo điện, làm đường, khoan giếng, xây đập tràn, xây dựng sửa chữa chùa, xây dựng trường học và các hoạt động phúc lợi khác với tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty còn tổ chức đào tạo đội ngũ công nhân về kỹ thuật cho Lào, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương của Lào với mức lương bình quân 200 USD/tháng.
Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath đã cảm ơn và đánh giá cao hoạt động hiệu quả của Công ty cổ phần Quasa-Geruco trong 7 năm qua, nhấn mạnh rằng Công ty đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đất vốn chịu nhiều hậu quả của chiến tranh và coi đây là một ngày lịch sử của tỉnh Savanakhet trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.