Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phó chủ tịch HĐND xã làm kinh tế giỏi

Phó chủ tịch HĐND xã làm kinh tế giỏi
Ngày đăng: 17/06/2015

Là người dân tộc Khơ Mú, sinh ra và lớn lên trên đất Điện Biên, ông Mấng luôn khát khao làm giàu trên mảnh đất quê hương. Bao đêm trằn trọc với suy nghĩ tìm hướng thoát nghèo, ông nhận thấy, nuôi cá tốn ít thời gian, công sức, nguồn thức ăn cho cá lại rất dồi dào.

Trong khi đó tại bản Tà Lèng có nhiều diện tích ruộng hoang hóa rất lãng phí, vì vậy, ông xin phép chính quyền địa phương đào ao thả cá. Được chính quyền địa phương đồng ý, cùng với sự đồng lòng ủng hộ của các thành viên trong gia đình, năm 1992, ông dốc sức đào hơn 2.000m2 ao nuôi cá thương phẩm.

Từ mảnh ruộng hoang không người canh tác, qua bàn tay ông Mấng đã trở thành diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản có quy mô. Lúc đầu, ông gặp không ít khó khăn, nhưng với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, lợi nhuận thu được từ việc bán cá dùng tái đầu tư hoàn thiện hệ thống ao, đập và từng bước mở rộng quy mô chăn nuôi.

Tuy nhiên làm kinh tế từ nuôi cá không hề dễ, vì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Cụ thể năm 2008, hệ thống ao, đập và lều lán của gia đình ông Mấng bị lũ quét cuốn trôi hết, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng người cán bộ xã này không nản lòng mà tiếp tục nghĩ cách củng cố hệ thống ao. Ông đầu tư mua lưới thu hoạch và cải tạo ao tiếp tục thả cá, từng bước khắc phục hậu quả thiên tai.

Là người chịu khó tìm tòi, học hỏi nên ông Mấng nắm vững kỹ thuật nuôi cá thương phẩm. Vận dụng phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ông chủ động mua thuốc kháng sinh trộn với thức ăn đề phòng các bệnh như: viêm đường ruột, tróc vảy, đốm đỏ... cho cá.

Ngoài ra, còn chú trọng cải tạo, rắc vôi khử trùng lòng ao sau khi thu hoạch. Theo ông, để cá thương phẩm đạt chất lượng cao, con giống cũng phải đạt yêu cầu. Chính vì vậy, ông đặt con giống tận Hải Phòng cho ao cá của mình. Nhờ đó, hàng năm gia đình ông Mấng cung cấp cho thị trường từ 7 – 8 tấn cá thương phẩm các loại như: trắm, chép, rô phi đơn tính... trừ chi phí cho thu nhập từ 100 – 120 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Mấng còn là Phó Chủ tịch HĐND xã tận tụy, hết lòng vì công việc. Ông thường xuyên truyền đạt kinh nghiệm nuôi thả cá thương phẩm giúp người dân trong bản cùng phát triển nghề nuôi cá để tăng thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Giống Khoai Tây Bằng Nuôi Cấy Mô Và Công Nghệ Trồng Không Cần Đất Nhân Giống Khoai Tây Bằng Nuôi Cấy Mô Và Công Nghệ Trồng Không Cần Đất

Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.

20/08/2012
Nuôi Cá Thát Lát Cườm Ghép Cá Sặc Rằn Trong Ao Nuôi Cá Thát Lát Cườm Ghép Cá Sặc Rằn Trong Ao

Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.

22/08/2012
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Vược Ở Nghệ An Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Vược Ở Nghệ An

Sau thành công từ mô hình nuôi cá vược thương phẩm của ông Hà Quang Minh (xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn, Diễn Châu - Nghệ An), 16 hộ khác trong xã đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư cải tạo ao đầm, mua cá giống về thả. Hiện nay, đàn cá đang phát triển tốt và hứa hẹn thành công.

26/08/2012
Nông Dân Có Thu Nhập Cao Từ Cây Đu Đủ Ở Phú Yên Nông Dân Có Thu Nhập Cao Từ Cây Đu Đủ Ở Phú Yên

Đu đủ đang là đối tượng cây trồng có hiệu quả, góp phần tăng thu quan trọng của nhiều hộ dân ở Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên).

26/08/2012
Nuôi Cá Tra Theo Quy Trình VietGAP, Hướng Đi Tất Yếu Nuôi Cá Tra Theo Quy Trình VietGAP, Hướng Đi Tất Yếu

Theo ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nuôi cá tra theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông dân, doanh nghiệp tăng giá trị cho con cá tra thương phẩm, đảm bảo lợi ích cho người nuôi cũng như nhà chế biến xuất khẩu.

27/08/2012