Phó chủ tịch HĐND xã làm kinh tế giỏi
Là người dân tộc Khơ Mú, sinh ra và lớn lên trên đất Điện Biên, ông Mấng luôn khát khao làm giàu trên mảnh đất quê hương. Bao đêm trằn trọc với suy nghĩ tìm hướng thoát nghèo, ông nhận thấy, nuôi cá tốn ít thời gian, công sức, nguồn thức ăn cho cá lại rất dồi dào.
Trong khi đó tại bản Tà Lèng có nhiều diện tích ruộng hoang hóa rất lãng phí, vì vậy, ông xin phép chính quyền địa phương đào ao thả cá. Được chính quyền địa phương đồng ý, cùng với sự đồng lòng ủng hộ của các thành viên trong gia đình, năm 1992, ông dốc sức đào hơn 2.000m2 ao nuôi cá thương phẩm.
Từ mảnh ruộng hoang không người canh tác, qua bàn tay ông Mấng đã trở thành diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản có quy mô. Lúc đầu, ông gặp không ít khó khăn, nhưng với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, lợi nhuận thu được từ việc bán cá dùng tái đầu tư hoàn thiện hệ thống ao, đập và từng bước mở rộng quy mô chăn nuôi.
Tuy nhiên làm kinh tế từ nuôi cá không hề dễ, vì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Cụ thể năm 2008, hệ thống ao, đập và lều lán của gia đình ông Mấng bị lũ quét cuốn trôi hết, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng người cán bộ xã này không nản lòng mà tiếp tục nghĩ cách củng cố hệ thống ao. Ông đầu tư mua lưới thu hoạch và cải tạo ao tiếp tục thả cá, từng bước khắc phục hậu quả thiên tai.
Là người chịu khó tìm tòi, học hỏi nên ông Mấng nắm vững kỹ thuật nuôi cá thương phẩm. Vận dụng phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ông chủ động mua thuốc kháng sinh trộn với thức ăn đề phòng các bệnh như: viêm đường ruột, tróc vảy, đốm đỏ... cho cá.
Ngoài ra, còn chú trọng cải tạo, rắc vôi khử trùng lòng ao sau khi thu hoạch. Theo ông, để cá thương phẩm đạt chất lượng cao, con giống cũng phải đạt yêu cầu. Chính vì vậy, ông đặt con giống tận Hải Phòng cho ao cá của mình. Nhờ đó, hàng năm gia đình ông Mấng cung cấp cho thị trường từ 7 – 8 tấn cá thương phẩm các loại như: trắm, chép, rô phi đơn tính... trừ chi phí cho thu nhập từ 100 – 120 triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Mấng còn là Phó Chủ tịch HĐND xã tận tụy, hết lòng vì công việc. Ông thường xuyên truyền đạt kinh nghiệm nuôi thả cá thương phẩm giúp người dân trong bản cùng phát triển nghề nuôi cá để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Tính từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng lượng gạo xuất khẩu (XK) đạt 5,038 triệu tấn, trị giá 2,079 tỉ USD (giá FOB), giảm trên 300.000 tấn về khối lượng và trên 300 triệu USD về giá trị so với cùng kỳ 2014.

Theo đánh giá của ngành chức năng Lâm Đồng, năm nay, trên địa bàn do lượng mưa ít, nắng nhiều, nhiệt độ trung bình cao hơn 0,5 độ so với các năm trước đã dẫn đến tình trạng một số diện tích điều nở hoa sớm.

Vừa qua, tại Hội trường UBND xã Trung Lập Thượng, Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi – trực thuộc Trung tâm Khuyến nông thành phố đã tổ chức hội thảo tình hình tiêu thụ rau VietGAP và chuyển đổi đất lúa tại cánh đồng rau VietGAP Trung Hiệp Thạnh.

Hiện nay, giá mủ cao su tạp tại những vùng trồng cao su lớn, như: Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk… liên tiếp giảm xuống chỉ còn 8 ngàn đồng/kg, cao su SVR hạ còn 24,7 - 25 ngàn đồng/kg.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, giá hồ tiêu liên tục tăng, lợi nhuận từ cây trồng này cũng tăng lên 100 - 200%. Hồ tiêu đã “soán” ngôi cao su, cà phê để trở thành cây trồng “vàng” của nông dân trong thời điểm hiện nay.