Phình Giàng tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng
Đa số diện tích rừng của xã đều nằm đan xen với diện tích canh tác nương rẫy của người dân, vì vậy nguy cơ xảy ra cháy rừng trong mùa hanh khô là rất cao. Với tinh thần kiên quyết không để xảy ra cháy rừng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với kiểm lâm viên phụ trách địa bàn, tổ chức các buổi họp, tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao ý thức cho bà con.
Vào những tháng cao điểm mùa khô hanh, cấp ủy, chính quyền xã Phình Giàng đã chỉ đạo nhân dân 12 thôn, bản tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao ý thức phòng, chống cháy rừng. Tổ chức ký cam kết với các hộ, nhóm hộ về công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, đưa các nội dung quy định quản lý, bảo vệ rừng vào quy ước, hương ước của thôn bản.
Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã cũng tích cực vận động nhân dân chủ động phát dọn thực bì tại các khu rừng, hướng dẫn bà con cách xử lý và dập tắt các đám cháy nhỏ. Với sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, diện tích rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh của xã Phình Giàng luôn được bảo vệ và phát triển tốt, tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng làm nương đã giảm rõ rệt. Trong năm 2014 và quý 1 năm 2015, toàn xã chỉ xảy ra 2 vụ chặt phá rừng làm nương trái phép ở bản Xa Vua A và B, đã bị xử phạt theo quy định hương ước của thôn bản.
Xác định phát triển nghề rừng và sống bằng những nguồn lợi mà rừng đem lại là lợi thế của địa phương, Phình Giàng đã có nhiều giải pháp hạn chế cháy rừng do đốt nương bừa bãi, nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân trước nạn “lâm tặc”. Ông Giàng Nhè Sùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phình Giàng, cho biết: Từng bản xây dựng quy ước, hương ước; trong đó nêu rõ những quy định về bảo vệ rừng: Cấm chặt phá rừng, đốt nương bừa bãi; cấm săn bắn động vật quý hiếm, cấm khai thác tài nguyên từ rừng khi chưa có sự đồng ý của các cơ quan chức năng…
Trong quy ước, hương ước cũng ghi rõ những mức độ vi phạm và chế tài xử phạt, từ đó có tác dụng răn đe mạnh mẽ. Với nhân dân trong bản, trong xã, khi thấy người lạ vào khu vực rừng mà đem theo những dụng cụ như: cưa máy, dao… sẽ thông báo đến trưởng bản, công an viên, lãnh đạo xã để có hướng giải quyết. Từ việc nêu cao tinh thần cảnh giác nên trong những năm vừa qua Phình Giàng đã giảm thiểu việc “lâm tặc” hoành hành; tình trạng khai thác thác gỗ lậu cũng được hạn chế một cách đáng kể.
Để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, xã Phình Giàng đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thấy được giá trị, tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Đối với người nông dân vất vả “một nắng hai sương” thì không có niềm vui nào hơn là niềm vui được mùa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui bội thu như các vụ trước thì vụ thu đông này, nông dân xã Bình Lư (huyện Tam Đường - Lai Châu) đang phải lao đao bởi cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường, thậm chí xanh tốt, song đến kỳ thu hoạch lại không có hạt.

Vụ Đông xuân này ở Châu Thành A (Hậu Giang) sẽ thực hiện thí điểm với diện tích nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ở vụ Hè thu. Theo đó, những nơi đất gò, đất manh trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển sang trồng bắp

Năm 2004, với sự hỗ trợ quốc tế, cây ca cao được khởi động ở Việt Nam với các bước khá căn cơ, quy hoạch đến 2020 là 50.000ha. Hiện nay con số này khoảng 25.000ha, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, chủ yếu trồng xen vào vườn dừa, điều, cà phê, cây ăn trái... 10.000ha trong số này đã thu hoạch, với 5.000 tấn hạt. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới đang tăng, đặc biệt là vùng Trung Đông, Brazil, Nga, Ukraine, Trung Quốc trong khi sản lượng toàn cầu không tăng nhiều. Nhưng ca cao có số phận khá long đong so với cây trồng khác.

Mô hình trồng xoài Đài Loan của nông dân xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới - An Giang) mang lại nguồn thu nhập khá cao. Là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng xoài Đài Loan, chị Nguyễn Ngọc Huyền khoe: “Cứ một héc- ta trồng xoài Đài Loan thu lãi gần 20 triệu đồng”.

Từ nhiều năm trở lại đây, vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã trở thành “miền đất hứa” của cánh nhà nông trồng dưa hấu. Có năm lãi lớn, không ít hộ kiếm được cả trăm triệu đồng trong vòng vài tháng. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, giá dưa liên tục thấp đã khiến người dân lỗ nặng.