Phê duyệt danh mục Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững

Dự án nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua việc tăng cường năng lực thể chế của ngành và tổ chức lại sản xuất cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa quan trọng của Việt Nam là vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Dự án gồm các hợp phần: A- Tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh tham gia Dự án, các nhân tố và mạng lưới trong chuỗi giá trị (bao gồm cả ngân hàng); B- Hỗ trợ phát triển lúa gạo bền vững; C- Phát triển cà phê bền vững; D- Quản lý dự án.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản Dự án. Dự án được thực hiện trên địa bàn 13 tỉnh gồm: 5 tỉnh vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng; 8 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang. 7 tỉnh lựa chọn thí điểm tái cơ cấu (hợp phần A) là: Vĩnh Phúc, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Đồng Tháp, Lâm Đồng.
Dự án được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020 với tổng kinh phí 301 triệu USD, trong đó vốn vay WB là 250 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ là 12,3 triệu USD, vốn đóng góp của tư nhân là 38,7 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.

Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.

“Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”. Đó là lời tâm sự của vị Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh - rất chân thành, rất mộc mạc bởi đơn giản ông cũng là một lão nông lam lũ.

Tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề “Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả” nhiều diễn giả cho rằng, nếu phối hợp đồng bộ giữa “4 nhà” sẽ khai thác tốt tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của nước ta. Trong đó, Đồng Tháp cũng là địa phương có truyền thống sản xuất nấm, hàng năm cung ứng cho thị trường 9.500 tấn nấm rơm...

Đồng Hỷ là huyện miền núi có diện tích trồng cây ăn quả lớn của tỉnh Thái Nguyên, trong đó diện tích trồng vải khoảng 835 ha và 290 ha nhãn. Cây vải chủ yếu là vải thiều Thanh Hà, thời vụ thu hoạch ngắn từ 15 – 30/6 hàng năm, giá bán thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Cây nhãn chủ yếu là giống nhãn địa phương, trồng bằng hạt, chất lượng chưa được ngon, quả nhỏ, hạt to, cùi mỏng, năng suất thấp.