Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển vùng nguyên liệu măng tre chế biến

Phát triển vùng nguyên liệu măng tre chế biến
Ngày đăng: 21/05/2015

Tương tự, ông Phan Văn Dằn ở cùng thôn trồng gần 4 ha tre Bát Độ, thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm. Theo ông Dằn, muốn tre ra nhiều măng, thời vụ trồng thích hợp từ tháng Hai đến tháng Chín (dương lịch), chủ động trừ mối từ lúc mới trồng, sau trồng hai năm sẽ được thu hoạch măng.

Sau khi trồng khoảng hai tháng, đốn bớt những cây tre nhỏ, cành lá thừa, xới đất, bón phân tổng hợp hoặc phân chuồng hoai mục quanh gốc để tạo độ thoáng và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Tre Bát Độ được trồng ở xã An Lập khoảng 6 năm trở lại đây. Lúc đầu, người dân trồng tự phát trên đất đồi. Đến nay, xã có tổng diện tích hơn 30 ha tre Bát Độ, sản lượng măng gần 600 tấn/năm, thu về hơn ba tỷ đồng, góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Được biết, để sản phẩm măng được tiêu thụ ổn định, giúp các hộ dân yên tâm sản xuất, thúc đẩy nhân rộng diện tích cũng như tăng năng suất măng, thông qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động, Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C (Lạng Giang) đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một số hộ dân trồng tre.

Ông Hoàng Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện nói: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu với UBND huyện có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất và cam kết thu mua sản phẩm cho nông dân. Trước mắt, vận động người dân xã An Lập chăm sóc diện tích tre hiện có, sau ba năm ổn định hiệu quả cũng như sản lượng măng, huyện sẽ khuyến khích mở rộng diện ở những xã khác”.


Có thể bạn quan tâm

Thực Hiện Quyết Liệt Việc Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc Ở Hà Nội Thực Hiện Quyết Liệt Việc Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc Ở Hà Nội

Đây là những nội dung UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã cần tổ chức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng.

29/03/2013
Giá Thu Mua Thanh Long Đạt Mức Kỷ Lục Từ Trước Đến Nay Ở Bình Thuận Giá Thu Mua Thanh Long Đạt Mức Kỷ Lục Từ Trước Đến Nay Ở Bình Thuận

Từ vài ngày qua, giá thu mua thanh long tại Bình Thuận liên tục tăng cao và đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đem lại niềm vui cho không ít hộ dân vùng chuyên canh. Như tại xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam), các chủ vựa đưa ra giá thu mua dao động từ 29.500 - 30.000 đồng/kg, nên nhiều nhà vườn thu được khoản tiền lớn từ 400 - 500 triệu đồng.

30/03/2013
Hiệu Quả Từ Nuôi Bò Sữa Ở Đông Kết (Hưng Yên) Hiệu Quả Từ Nuôi Bò Sữa Ở Đông Kết (Hưng Yên)

Nằm ven sông Hồng, xã Đông Kết (Khoái Châu - Hưng Yên) có lợi thế về đồng cỏ ven triền đê và diện tích trồng chuối tương đối lớn (hơn 100 ha)… Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào để phát triển đàn bò sữa. Trong thời gian qua, bò sữa đã trở thành con vật nuôi “xóa đói giảm nghèo”, mang lại cuộc sống no đủ cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.

01/04/2013
13 Mô Hình Được Hỗ Trợ Từ Nguồn Vốn Của Chương Trình Xây Dựng NTM 13 Mô Hình Được Hỗ Trợ Từ Nguồn Vốn Của Chương Trình Xây Dựng NTM

Năm nay, toàn tỉnh có 13 mô hình được hỗ trợ xây dựng mô hình từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (MTQG XD NTM).

14/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Sinh Sản Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Sinh Sản

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.

14/06/2013