Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung

Phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung
Ngày đăng: 11/11/2015

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám nêu rõ các địa phương cần chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm cho từng địa phương và từng khu vực.

Cụ thể như nuôi tôm trên cát là mô hình sáng tạo của phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung.

Thứ trưởng đặt hàng cho Tổng cục Thủy sản và tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu, tổng kết mô hình nuôi tôm trên cát để nhân rộng...

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, toàn vùng có hơn 24 ngàn tàu thuyền, chiếm 20% tổng tàu thuyền toàn quốc, trong đó có đến 80,99% tàu gần bờ.

Từ năm 2011 - 2014, sản lượng khai thác thủy sản đạt 475 ngàn tấn, trong đó cá chiếm 75%.

Trung bình mỗi tàu đạt năng suất 19,71 tấn/năm.

Với năng suất này khó có thể để tàu cá hoạt động có lãi.

Tương tự, nuôi trồng thủy sản toàn vùng đạt gần 65 ngàn ha, chiếm 5% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, nuôi cá truyền thống được 43.500 ha, nuôi tôm nước lợ gần 15.500 ha với các loại như tôm sú, tôm thẻ chân trắng...

Về lĩnh vực chế biến thủy sản, công tác dự báo thị trường hạn chế, cạnh tranh thiêu lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Thiếu quy hoạch giữa sản xuất nguyên liệu và NM chế biến.

Chưa xây dựng tốt giữa quan hệ liên kết giữa SX nguyên liệu và chế biến sản phẩm thủy sản.

Hội nghị đã thống nhất một số giải pháp phát triển bền vững thủy sản vùng bắc miền Trung. Về quy hoạch cần rà soát lại quy hoạch thủy sản của vùng, loại những bất cập, bổ sung quy hoạch hợp tình hình thực tế, hài hòa lợi ích địa phương và các ngành kinh tế trong vùng.

Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, đảm bảo thực sự là những công cụ hiệu quả trong quản lý của quá trình phát triển thủy sản.

Đây cũng là công cụ tin cậy để đưa ra các quyết định điều chỉnh cơ cấu, tái cơ cấu ngành thủy sản của từng địa phương, từng vùng.

Một số giải pháp khác như tổ chức lại bộ máy quản lý, SX kinh doanh thủy sản.

Những giải pháp về thị trường, về cơ chế tài chính, tín dụng, đạo tạo nguồn lực và sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng được các đại biểu chia sẻ.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, cơ sở hạ tầng nghề cá trong khu vực chưa được đồng bộ, nhưng các tỉnh đã cố gắng và có thế mạnh lớn để phát triển thủy sản bền vững.

Tuy nhiên, còn nhiều hồ chứa, đầm phá chưa được tận dụng khai thác tốt. Cần chú ý phát huy có hiệu quả những mặt nước, mặt đất phục vụ thủy sản. Làm tốt hơn nữa những mô hình phát triển thủy sản để góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho khu vực.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lồng Bè Tại Lòng Hồ Thủy Điện Sông Tranh 2 Ở Quảng Nam Nuôi Cá Lồng Bè Tại Lòng Hồ Thủy Điện Sông Tranh 2 Ở Quảng Nam

Năm 2012, lần đầu tiên huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đưa mô hình nuôi cá lồng bè vào nuôi thí điểm tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc xã Trà Tân). Mô hình này đã thành công và đang được nhân rộng, đem lại hướng sinh kế mới cho người dân bị mất đất vùng thủy điện.

12/05/2013
Vải Sớm Thanh Hà Được Giá, Vải Thiều Thu Hoạch Muộn Ở Hải Dương Vải Sớm Thanh Hà Được Giá, Vải Thiều Thu Hoạch Muộn Ở Hải Dương

Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.

13/05/2013
Triển Khai Chính Sách Hỗ Trợ Cho Cơ Sở Sản Xuất Giống Cây Trồng Triển Khai Chính Sách Hỗ Trợ Cho Cơ Sở Sản Xuất Giống Cây Trồng

Sáng 19/7, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai chính sách về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, theo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.

20/07/2013
8 Ha Tôm Nước Lợ Bị Nhiễm Bệnh Đốm Trắng 8 Ha Tôm Nước Lợ Bị Nhiễm Bệnh Đốm Trắng

Hiện nay một số địa phương trên địa huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) xảy ra tình trạng tôm bệnh, tập trung tại thị trấn Sịa (4 ha), xã Quảng Phước (3 ha) và xã Quảng Công (1 ha) với số lượng tôm bị bệnh trên 120 vạn con. Trước tình hình trên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành lấy mẫu giáp xác tại các hồ nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu môi trường. Kết quả kiểm tra mầm bệnh bằng phương pháp PCR cho thấy các hồ nuôi tôm trên bị nhiễm bệnh vi rút đốm trắng. Để khống chế dịch bệnh, không để lây lan sang các hồ khác, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập biên bản đóng cống các hồ nuôi xen ghép tôm cá, tiến hành thả cá ở những hồ này. Đối với những hồ nuôi chuyên tôm, tiến hành xử lý rãi hóa chất Chlorin để tiêu diệt mầm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật mới tiếp tục thả nuôi.

14/05/2013
Tiêu Chết Rụi Hàng Loạt Tiêu Chết Rụi Hàng Loạt

Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…

20/07/2013