Phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám nêu rõ các địa phương cần chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm cho từng địa phương và từng khu vực.
Cụ thể như nuôi tôm trên cát là mô hình sáng tạo của phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung.
Thứ trưởng đặt hàng cho Tổng cục Thủy sản và tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu, tổng kết mô hình nuôi tôm trên cát để nhân rộng...
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, toàn vùng có hơn 24 ngàn tàu thuyền, chiếm 20% tổng tàu thuyền toàn quốc, trong đó có đến 80,99% tàu gần bờ.
Từ năm 2011 - 2014, sản lượng khai thác thủy sản đạt 475 ngàn tấn, trong đó cá chiếm 75%.
Trung bình mỗi tàu đạt năng suất 19,71 tấn/năm.
Với năng suất này khó có thể để tàu cá hoạt động có lãi.
Tương tự, nuôi trồng thủy sản toàn vùng đạt gần 65 ngàn ha, chiếm 5% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, nuôi cá truyền thống được 43.500 ha, nuôi tôm nước lợ gần 15.500 ha với các loại như tôm sú, tôm thẻ chân trắng...
Về lĩnh vực chế biến thủy sản, công tác dự báo thị trường hạn chế, cạnh tranh thiêu lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Thiếu quy hoạch giữa sản xuất nguyên liệu và NM chế biến.
Chưa xây dựng tốt giữa quan hệ liên kết giữa SX nguyên liệu và chế biến sản phẩm thủy sản.
Hội nghị đã thống nhất một số giải pháp phát triển bền vững thủy sản vùng bắc miền Trung. Về quy hoạch cần rà soát lại quy hoạch thủy sản của vùng, loại những bất cập, bổ sung quy hoạch hợp tình hình thực tế, hài hòa lợi ích địa phương và các ngành kinh tế trong vùng.
Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, đảm bảo thực sự là những công cụ hiệu quả trong quản lý của quá trình phát triển thủy sản.
Đây cũng là công cụ tin cậy để đưa ra các quyết định điều chỉnh cơ cấu, tái cơ cấu ngành thủy sản của từng địa phương, từng vùng.
Một số giải pháp khác như tổ chức lại bộ máy quản lý, SX kinh doanh thủy sản.
Những giải pháp về thị trường, về cơ chế tài chính, tín dụng, đạo tạo nguồn lực và sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng được các đại biểu chia sẻ.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, cơ sở hạ tầng nghề cá trong khu vực chưa được đồng bộ, nhưng các tỉnh đã cố gắng và có thế mạnh lớn để phát triển thủy sản bền vững.
Tuy nhiên, còn nhiều hồ chứa, đầm phá chưa được tận dụng khai thác tốt. Cần chú ý phát huy có hiệu quả những mặt nước, mặt đất phục vụ thủy sản. Làm tốt hơn nữa những mô hình phát triển thủy sản để góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.

Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.