Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc

Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc
Ngày đăng: 23/06/2012

Mô hình thanh long ruột đỏ ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì. Images: Hoàng Quyết

Sáng 22/6, tại Ba Vì, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề phát triển thanh long ruột đỏ tại các tỉnh phía Bắc.

Tham dự có đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các viện nghiên cứu và các tỉnh có diển tích trồng cây thành long lớn trên cả nước.

Theo các chuyên gia, thanh long là cây trồng có lợi thế cạnh tranh hàng đầu trong 11 loại cây ăn quả có thế mạnh xuất khẩu ở nước ta. Hiện cả nước có khoảng 23.000 ha trồng cây thanh long, tập trung ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam ước khoảng 60 triệu USD, tăng 36,7% và 53,4% so với năm 2008 và 2009. Dự báo kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, khi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Chi lê cho phép thanh long Việt Nam được nhập khẩu vào các nước này.

Thanh long ruột đỏ được đưa về trồng ở các tỉnh phía Bắc từ năm 2001 và được trồng khảo nghiệm ở 3 điểm: Trâu Quỳ (Gia Lâm), Kim Quan (Thạch Thất, Hà Nội) và Phủ Quỳ (Nghệ An). Kết quả trồng khảo nghiệm cho thấy, cây thanh long ruột đỏ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; ra hoa nhiều đợt trong năm, từ tháng 4 đến tháng 10 nên có thể rải vụ thu hoạch, tiềm năng cho năng suất cao.

Có thể bạn quan tâm

Tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh Tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.

14/05/2015
Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học

Ở tổ 7, phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum), ai cũng thán phục ông Trần Thanh Cảnh là người nuôi lợn giỏi. Dù quy mô nuôi lợn không lớn, nhưng ông đã duy trì nghề nuôi lợn liên tục hơn 20 năm, không gây ô nhiễm môi trường, chưa lúc nào lỗ vốn.

14/05/2015
Giàu lên nhờ đặc sản cá thát lát, khô sặc rằn Giàu lên nhờ đặc sản cá thát lát, khô sặc rằn

Với bản chất cần cù, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, anh Võ Đình Chiến (SN 1975, ngụ ấp Bình Hiếu, xã Long Bình, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã thành công và vươn lên làm giàu bằng chính đặc sản quê nhà.

14/05/2015
Giỏi kỹ thuật, nhà nông thành tỷ phú Giỏi kỹ thuật, nhà nông thành tỷ phú

Nghề trồng hoa cây cảnh đã biến vùng đất nghèo vùng ven TP.Tuy Hòa (Phú Yên) trở nên trù phú với nhiều gương tỷ phú nông dân.

14/05/2015
Yên Lập tích cực khắc phục khô hạn Yên Lập tích cực khắc phục khô hạn

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Yên Lập gieo cấy 2.828ha lúa. Thời gian gần đây, do thời tiết nắng nóng kéo dài, không có mưa nên đã ảnh hưởng đến diện tích lúa và hoa màu. Gần 94ha lúa bị hạn khó khắc phục do không có nguồn nước; 263ha thiếu nước chủ yếu tập trung ở các xã như: Lương Sơn, Xuân Viên, Phúc Khánh, Xuân An, Đồng Lạc.

14/05/2015