Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc

Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc
Ngày đăng: 23/06/2012

Mô hình thanh long ruột đỏ ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì. Images: Hoàng Quyết

Sáng 22/6, tại Ba Vì, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề phát triển thanh long ruột đỏ tại các tỉnh phía Bắc.

Tham dự có đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các viện nghiên cứu và các tỉnh có diển tích trồng cây thành long lớn trên cả nước.

Theo các chuyên gia, thanh long là cây trồng có lợi thế cạnh tranh hàng đầu trong 11 loại cây ăn quả có thế mạnh xuất khẩu ở nước ta. Hiện cả nước có khoảng 23.000 ha trồng cây thanh long, tập trung ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam ước khoảng 60 triệu USD, tăng 36,7% và 53,4% so với năm 2008 và 2009. Dự báo kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, khi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Chi lê cho phép thanh long Việt Nam được nhập khẩu vào các nước này.

Thanh long ruột đỏ được đưa về trồng ở các tỉnh phía Bắc từ năm 2001 và được trồng khảo nghiệm ở 3 điểm: Trâu Quỳ (Gia Lâm), Kim Quan (Thạch Thất, Hà Nội) và Phủ Quỳ (Nghệ An). Kết quả trồng khảo nghiệm cho thấy, cây thanh long ruột đỏ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; ra hoa nhiều đợt trong năm, từ tháng 4 đến tháng 10 nên có thể rải vụ thu hoạch, tiềm năng cho năng suất cao.

Có thể bạn quan tâm

Tài trợ 2 triệu euro cho quản lý nước tưới cà phê Tài trợ 2 triệu euro cho quản lý nước tưới cà phê

Đại diện Tập đoàn Nestlé (nhà máy chế biến cà phê tại Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa), cho biết hiện đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ 2 triệu euro và Công ty tư vấn EDE (Đức) thực hiện chương trình hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50 ngàn nông dân trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên.

08/07/2015
Giải pháp nào đối với vườn cao su sinh trưởng kém do đất không phù hợp? Giải pháp nào đối với vườn cao su sinh trưởng kém do đất không phù hợp?

Theo quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Gia Lai được chuyển 50.000 ha đất rừng nghèo, đất lâm nghiệp sang trồng cao su. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã cho phép 44 dự án của 17 doanh nghiệp (DN) triển khai trồng cao su trên địa bàn 5 huyện.

08/07/2015
Keo chết vì nắng hạn Keo chết vì nắng hạn

Do ảnh hưởng bởi nắng hạn kéo dài, hàng chục héc ta keo trên núi Hòn Ngang, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã bị chết khô. Nhiều hộ dân trồng keo đã phải bán đổ bán tháo, những hộ khác cũng như đang ngồi trên đống lửa...

08/07/2015
Vịt đồng về Tân Hồng nhiều Vịt đồng về Tân Hồng nhiều

Ông Đỗ Thanh Ngọc - Trưởng trạm Thú y huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết, hiện có hơn 300 ngàn con vịt trên các cánh đồng của huyện do nông dân địa phương đang thu hoạch lúa hè thu. Chủ yếu là các đàn vịt chạy đồng của các hộ dân trên địa bàn huyện và một số đàn vịt ở các tỉnh lân cận như: An Giang, Long An.

08/07/2015
Thương hiệu Gà đồi Tiên Yên Thương hiệu Gà đồi Tiên Yên

Cùng với trứng vịt Đồng Rui, mật ong, khau nhục, bánh gật gù, kẹo lạc hồng, bánh chả... gà đồi Tiên Yên đang dần trở thành một thương hiệu mạnh, mang tính đặc trưng của vùng đất cửa ngõ miền Đông tỉnh Quảng Ninh…

08/07/2015