Phát Triển Nuôi Cá Nước Lạnh

Nghề nuôi cá nước lạnh tuy mới du nhập vào nước ta nhưng nhanh chóng có sức lan tỏa nhất định. Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia đã chia sẻ về nghề nuôi mới mẻ này.
Thưa ông, vì sao nghề nuôi cá nước lạnh có sức lan tỏa lớn đến vậy?
Đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I khởi động năm 2005 tại Thác Bạc, Sapa, Lào Cai, sau đó chuyển vào nuôi thử nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng vào năm 2007. Đến nay, phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh trên 14 tỉnh, điển hình là Lào Cai, Lâm Đồng, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La… Nhiều cá nhân, tổ chức đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nuôi cá nước lạnh.
Sở dĩ phong trào nuôi cá nước lạnh phát triển mạnh như vậy là vì tính hiệu quả của nó, giá bán cá hồi thương phẩm vào mùa vụ tại các khu vực sản xuất là 300.000 đồng/kg, hiện nay đã tăng lên 450.000 đồng/kg mà cũng không có để bán, trong khi đó giá thành sản xuất chỉ khoảng 140.000 đồng/kg. Đối với nuôi cá tầm lấy trứng, hiệu quả còn cao hơn nhiều lần so với nuôi cá hồi… Điều đó đã lý giải tại sao phong trào nuôi cá nước lạnh lại phát triển nhanh như vậy.
Được biết, mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đề ra đến năm 2015 tổng sản lượng cá nước lạnh đạt 1.500 tấn (tăng gần 2 lần so với hiện nay), theo ông, để đạt được mục tiêu này, cần phát huy và khắc phục ưu nhược điểm gì?
Dự án phát triển nuôi thủy đặc sản do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia chủ trì giai đoại 2011 - 2013 đã xây dựng mô hình nuôi cá hồi tại tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng và nuôi cá tầm tại tỉnh Thái Nguyên, Đắk Lắk với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy phong trào nuôi cá nước lạnh của cả nước, kinh phí này rất ít so với khoản đầu tư nuôi cá nước lạnh phải chi phí.
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả đạt được đáng khích lệ đó còn có những bất cập cần khắc phục:
Một, phát triển chưa có quy hoạch: Đến nay phong trào phát triển nuôi cá nước lạnh vẫn tự phát, mạnh ai nấy làm, người làm sau trèo lên phía trên người làm trước gây ô nhiễm nguồn nước nên dịch bệnh là điều khó trách khỏi.
Hai, về giống: Hiện nay, nước ta chỉ sản xuất được cá hồi, còn cá tầm phải nhập khẩu trứng đã thụ tinh về ấp với giá rất cao, khoảng 10.000 đồng/quả, dự kiến đến năm 2015 chúng ta mới chủ động được giống hoàn toàn. Do việc nuôi cá nước lạnh hiệu quả cao nên nhiều doanh nghiệp nuôi thương phẩm cá nước lạnh lần lượt ra đời, mở rộng đến tất cả những nơi có thể nuôi được như khe suối, sông, hồ… trong khi chúng ta chưa sản xuất được giống cá tầm, giống cá hồi tuy sản xuất được nhưng giá thành còn cao. Đã xảy ra tình trạng làm ăn chụp giật kiểu “đánh nhanh rút gọn” miễn bán được giống, lãi càng nhiều càng tốt, người mua bị thiệt, đây là dấu hiệu bất ổn.
Ba, thức ăn: Chúng ta vẫn phải nhập khẩu thức ăn cho cá nước lạnh từ các nước Pháp, Phần Lan…; năm 2011 nhập khoảng 350 tấn. Nếu chúng ta không sản xuất được thức ăn trong nước thì khó giảm được giá thành cá thương phẩm, vậy cá nước lạnh vẫn là loại thực phẩm chỉ bán trong các nhà hàng đặc sản mà xa vời với người lao động.
Sản lượng cá nước lạnh cả nước hiện nay ước đạt 800 tấn, riêng tỉnh Lâm Đồng sản lượng tăng nhanh chóng mặt; năm 2007 sản lượng là 20 tấn, năm 2011 dự kiến là 400 tấn, sau 5 năm sản lượng tăng lên 20 lần, bình quân tăng 4 lần/năm. |
Bốn, về vốn: Để có 1 ha mặt nước nuôi cá nước lạnh, người dân phải chi phí 20 tỷ đồng, đây là số vốn đầu tư rất cao, nếu không có sự giúp đỡ của nhà nước thì nghề cá nước lạnh phát triển thiếu bền vững.
Năm, về thị trường: Chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có quy trình nuôi chuẩn, hiện nay vẫn mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy bán, nuôi theo kinh nghiệm. Chưa thành lập được Hiệp hội nuôi cá nước lạnh Việt Nam nên thiếu định hướng, lợi ích người nuôi cá chưa được bảo vệ.
Sáu, đội ngũ cán bộ: Chưa đào tạo được nhiều chuyên gia về lĩnh vực này nên hiện nay thiếu đội ngũ cán bộ giỏi giúp các doanh nghiệp phát triển nuôi cá nước lạnh trên các địa hình.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.

Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.

Tham gia LMSX có 50 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Hanh với diện tích canh tác 52,65 ha. Với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp (DA CTNN) tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, các nông hộ tham gia liên minh đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các nhà xuất khẩu trái cây Việt tìm cách lách vào thị trường nước ngoài qua vụ nghịch để tránh cạnh tranh trực tiếp với trái cây các nước trên thị trường thế giới, tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới bảo hòa của thị trường trái cây.

Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.