Phát Triển Nghề Trồng Nấm Rơm Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Nghề trồng nấm rơm đang phát triển mạnh ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), tập trung ở các xã: Mỹ Long, Tân Hội, Tân Phú, Mỹ Hạnh Trung và Mỹ Hạnh Đông… Mỗi năm sản xuất hàng trăm tấn nấm phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Hàng năm, vào mùa nước nổi, nông dân tranh thủ nơi khô ráo trong vườn hoặc tuyến dân cư để trồng nấm rơm.
Gia đình anh Nguyễn Văn Cường ở ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hạnh Đông có 4 nhân khẩu nhưng chỉ có 2 công ruộng, hàng ngày vợ chồng anh phải đi làm mướn để kiếm thêm thu nhập.
Năm 1998, anh được người thân ở xã Mỹ Long hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm, từ đó đến nay anh trồng 3 vụ/năm, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Vụ hè thu chính vụ 2012, tận dụng 3 ha rơm trồng 700 m2 nấm, thu hoạch được 500 kg nấm, bán được giá từ 25.000 - 27.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi 10 triệu đồng.
Hay như anh Võ Hữu Phơ ở ấp Mỹ Hội cũng trồng 1,2 ha rơm trên diện tích 300 m2, thu hoạch 250 kg nấm. Trừ chi phí thuê nhân công kéo rơm, chất giồng, meo giống khoảng 2 triệu đồng, anh còn lãi 5 triệu đồng.
Nhiều nông dân cho biết: Nấm rơm dễ trồng, phù hợp với nhiều đối tượng, chi phí thấp, trồng được 3 vụ/năm, chủ yếu lấy công làm lời. Sau khi thu hoạch lúa, vận chuyển rơm lên liếp chất thành lớp và tưới nước thấm đều cọng rơm, ủ từ 10 - 15 ngày, chất rơm thành giồng, ngang 25 cm, dài tùy theo khuôn viên đất rộng hay hẹp.
Dùng meo rải lên mặt rơm và phủ thêm lớp rơm thứ hai, nhằm giữ độ ấm kích thích meo phóng tơ tạo trứng cá, 10 ngày sau cho thu hoạch. Bình quân 1 bịch meo giống loại 100 gam cho 1 kg nấm thương phẩm. Sau khi thu hoạch nấm, rơm phân hủy thành phân hữu cơ, dùng bón cho cây ăn trái hoặc trồng hoa màu rất tốt. Thông qua việc trồng nấm rơm, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
Thời gian qua, Phòng NN&PTNT Cai Lậy kết hợp với Hội Nông dân các xã, thị trấn trong huyện mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm, giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình, góp phần thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã áp dụng nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cao. Trong số đó phải kể đến mô hình nuôi hàu bằng gạch ống của hộ ông Trần Văn Thịnh, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển.

Brazil đã dỡ bỏ lệnh tạm ngừng cấp phép nhập khẩu cho thủy sản của Việt Nam và chấp thuận thêm 3 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Brazil là 128 doanh nghiệp.

Ngày 19/10, ông Nguyễn Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình, cho biết đến thời điểm này, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại hộ ông Vũ Đình Quyết (thôn Chung Linh, xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ) đã được khống chế.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư TP. Bà Rịa đã triển khai dự án “Nhân rộng mô hình giảm nghèo từ nuôi gà ta thả vườn an toàn sinh học” tại xã Long Phước.

Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang đầu tư tăng đàn để cung ứng sản phẩm cho thị trường tết.