Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học

Phát triển mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học
Ngày đăng: 10/09/2015

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là mùi hôi từ chất thải, nước thải trong chăn nuôi heo, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã phối hợp với HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Hòa triển khai mô hình nuôi heo thịt đảm bảo vệ sinh môi trường có sử dụng đệm lót sinh học (nuôi heo trên đệm lót sinh học) tại thị trấn Phú Hòa.

Tham gia mô hình, các hộ nuôi heo không nuôi theo cách thông thường mà nền chuồng được rải lớp đệm lót dày khoảng 50 đến 70cm, bao gồm men Balasa N01 trộn với bột bắp và các loại nguyên liệu có độ xơ cao như mùn cưa, vỏ trấu, lõi bắp…

Bà Lê Thị Lài ở thị trấn Phú Hòa, hộ tham gia mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cho biết: “Gia đình tôi đã nuôi heo hơn chục năm nay và gặp khá nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải, nhất là mùi hôi của nước thải và phân heo. Từ khi được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư hướng dẫn làm nền chuồng bằng đệm lót lên men, mùi hôi không còn, nước thải cũng hết”.

Còn ông Phạm Xuân Long ở thị trấn Phú Hòa, cho hay: “Trước đây gia đình tôi có xây hầm bioga để xử lý chất thải, nhưng vì sử dụng nhiều năm nên hầm đã đầy, không xử lý hết lượng nước, phân thải ra mỗi ngày của đàn heo 20 con. Trong chuồng lúc nào cũng có mùi hôi của nước tiểu và phân heo, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và hàng xóm.

Qua hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, gia đình tôi đã làm chuồng heo với nền chuồng là lớp đệm lót sinh học nên nước tiểu và phân heo được xử lý lên men thành phân sinh học, chuồng heo bây giờ không còn mùi hôi”.

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học không những giúp giải quyết hiệu quả chất thải trong chăn nuôi heo mà còn giúp tiết kiện được khá nhiều chi phí và thời gian. Ông Phạm Xuân Long cho biết thêm: Từ khi gia đình tôi chuyển sang nuôi heo bằng đệm lót sinh học, mỗi ngày tôi không còn mất nhiều thời gian để tắm heo và quét dọn chuồng, giúp tiết kiệm được thời gian và khá nhiều chi phí tiền điện.

Đồng thời nhờ vệ sinh môi trường được đảm bảo, không có mùi hôi, khí độc nên heo nuôi trên đệm lót sinh học hạn chế được dịch bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy, giúp heo lớn nhanh. Trung bình mỗi con cho lãi khoảng 1 triệu đồng sau 3 tháng nuôi.

Phát triển mô hình

Hiện nay, nhiều hộ nuôi heo ở các địa phương khác đang học tập, nhân rộng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học. Ông Huỳnh Văn Thế ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa), cho hay: Vừa qua tôi được đi tham quan mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học ở thị trấn Phú Hòa, tôi nhận thấy cách nuôi này sẽ giải quyết được mùi hôi, nước thải chăn nuôi.

Vì vậy gia đình tôi đã đầu tư làm đệm lót cho 2 chuồng nuôi heo thịt (rộng 20m2) với chi phí gần 800.000 đồng. Giá thành làm đệm lót chuồng khá rẻ, trong khi đó nền đệm lót lại sử dụng được từ 3 đến 4 năm mới phải thay; sau khi thay, chất đệm lót chuồng trở thành phân vi sinh… rất hiệu quả kinh tế lại đảm bảo cho môi trường.

Từ những thành công bước đầu của mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại thị trấn Phú Hòa, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tiếp tục mở rộng mô hình tại xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa). Theo bà Trần Thị Minh Tâm ở xã Hòa Mỹ Tây, hiện gia đình bà đang nuôi 10 con heo thịt theo mô hình sử dụng đệm lót sinh học bằng men Balasa N01.

Thực tế nuôi cho thấy, tất cả chất thải trong chăn nuôi như phân, nước tiểu đều được đệm, men xử lý hiệu quả, không còn mùi hôi, không còn nước thải, giúp bảo vệ môi trường, giảm dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế.

Ông Nguyễn Thành, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cho biết: Sắp tới trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn kỹ thuật, đưa bà con nông dân đi đến từng hộ thực hiện mô hình để quan sát, nhận xét, đánh giá khách quan về hiệu quả của mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học.

Qua đó sẽ tuyên truyền, vận động bà con học tập và nhân rộng mô hình, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo gây ra.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Long Việt Nam Được Phép Nhập Khẩu Vào New Zealand Thanh Long Việt Nam Được Phép Nhập Khẩu Vào New Zealand

Trái thanh long vào thị trường này cần được tiến hành các biện pháp kiểm dịch thực vật trước khi xuất và phải được NPPO xác nhận

07/05/2014
Thời Tiết Nóng Đẩy Giá Chanh Tăng Cao Thời Tiết Nóng Đẩy Giá Chanh Tăng Cao

Mấy ngày gần đây, chanh tươi được thương lái đến tận vườn thu mua với giá 16.000 - 18.000 đồng/kg, tăng hơn 5.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá thu mua hiện nay, lợi nhuận từ trồng chanh là khá cao, nên nhà vườn rất phấn khởi.

07/05/2014
Hồ Tiêu Thắng Lớn Hồ Tiêu Thắng Lớn

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 4 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tiêu đạt 75.514 tấn, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch đạt 519 triệu USD, tăng 46,3%. Giá tiêu đen đạt 6.596 USD/tấn, giá tiêu trắng ở mức 9.606 USD/tấn, tăng 7,94%. Đây là mức giá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay của ngành hàng hồ tiêu.

25/05/2014
Lão Nông Tự Sáng Chế Máy Cày Tay Lão Nông Tự Sáng Chế Máy Cày Tay

Chiếc máy cày tay cải tiến- sáng tạo mới của ông Chu Văn Quỳnh ở thôn Rèm, xã Giáo Liêm (Sơn Động, Bắc Giang) đã từng được nhận giải Nhì trong cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ V.

08/05/2014
Hiệu Quả Trồng Xen Cây Có Múi Trong Vườn Dừa Hiệu Quả Trồng Xen Cây Có Múi Trong Vườn Dừa

Hiện Bến Tre có hơn 56.000ha vườn dừa, trong đó có nhiều diện tích dừa có điều kiện tự nhiên tương tự như vùng dừa xen cây có múi ở Giồng Trôm, nên có khả năng mở rộng mô hình trồng xen tương tự. Tuy nhiên, việc trồng cây có múi chỉ mang lại hiệu quả mong muốn khi có sự đầu tư, quan tâm đúng mức, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng giống, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

25/05/2014