Bưởi Hồ Lô Đắt Hàng

Năm nay do ảnh hưởng thời tiết, sản lượng bưởi hồ lô bị giảm mạnh nên giá loại bưởi này đang tăng trên thị trường mùa Tết.
Một quản lý cửa hàng trái cây 141 An Dương Vương cho biết, mặc dù bưởi năm nay da vỏ nhìn không đẹp bằng năm ngoái nhưng giá lại cao hơn và dự đoán không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Hiện nay tại siêu thị trái cây của chị, giá 1 cặp bưởi hồ lô từ 600.000 đồng đến 3000.000 đồng, theo chị giá tăng khá so với năm ngoái.
Một cửa hàng khác trên đường Nguyễn Tri Phương đang bày bán bưởi hồ lô cho hay, hiện nay người tiêu dùng đang mua bưởi hồ lô khá nhiều, không chỉ tiêu thụ ở TPHCM mà nhiều người mua cho biết đóng hàng gửi ra Hà Nội cho người thân.
Bưởi hồ lô tài lộc được tạo dáng thành hình hồ lô, phần phía trên có 2 chữ “Tài - Lộc”, được tạo hình nổi lên so với bề mặt từ 1 - 3 mm. Dù mất mùa nhưng năm nay bà con nông dân đã sản xuất thành công 2 mẫu mới. Một là bưởi hồ lô tài lộc lửng, hai là bưởi hồ lô có khắc hình thỏi vàng và đồng tiền. Đây là mẫu đáng chú ý nhất vì nó tăng giá trị truyền tải nội dung lời chúc và tấm lòng của người tặng đến người được tặng.
Có thể bạn quan tâm

Nhân rộng được một mô hình kinh tế là niềm vui của nông dân và của các cấp, các ngành địa phương. Tuy nhiên, sau khi mô hình được nhân rộng thì đầu ra của sản phẩm và giá cả bấp bênh đã làm cho phần lớn nông dân lo lắng, hoang mang.

Thị trường nấm tại các tỉnh hiện vẫn không thoát khỏi ảm đạm, bởi những thông tin về nấm không rõ nguồn gốc, nấm bẩn, được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh vừa qua.

Khối nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân cùng với các tổ chức tài chính, hiệp hội trong và ngoài nước đã hợp tác xây dựng 16 vườn mẫu cà phê “công - tư” ở Lâm Đồng, bước đầu nâng cao nhận thức và kỹ thuật thực hành về sản xuất cà phê bền vững cho nông dân.

Tận dụng lợi thế đât bãi bồi, nông dân các xã Long Khánh A, Long Khánh B, Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) canh tác trên 180ha bắp nếp.

Nhiều nông dân trong tỉnh khá bất ngờ khi giống lúa chất lượng TBR45 trên cánh đồng xã An Nghiệp (Tuy An - Phú Yên) cho năng suất vượt trội, dù nơi đây được xem là vùng “rốn” bệnh đạo ôn.