Phát triển mạnh nghề nuôi tôm trên cát

Diện tích hồ nuôi tôm được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại…
Giai đoạn 2011 – 2015, hệ thống chính sách hỗ trợ Nuôi trồng Thủy sản của tỉnh thực sự có vai trò đòn bẩy, kích hoạt nghề nuôi tôm phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi đất từ mục đích sử dụng khác sang nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nghề nuôi tôm chuyển dịch mạnh từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi công nghiệp, công nghệ cao, an toàn sinh học.
Đến nay, các địa phương có truyền thống nuôi Tôm như: Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà… đang chuyển mạnh các diện tích nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh theo hướng thâm canh, áp dụng nuôi tôm trên ao đất lót bạt, ao cát lót bạt và vỗ bờ xi măng.
…nghề nuôi tôm đã mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình
Giai đoạn 2011 – 2015, toàn tỉnh đã chuyển đổi thành công trên 100ha từ đất cát hoang hoá hoặc trồng cây hiệu quả thấp sang nuôi tôm trên cát cho năng suất và hiệu quả vượt trội, đồng thời phát triển mới hàng chục mô hình nuôi tôm trên cát cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/ha/năm.
Riêng năm 2015, diện tích nuôi tôm thâm canh toàn tỉnh ước đạt 600 ha, tăng 4 lần so với năm 2011, trong đó diện tích nuôi tôm trên cát đạt trên 160 ha.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý. Để giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, nhằm đảm bảo hiệu quả cho người nuôi tôm, trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi” tại hộ ông Lê Công Dư, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông với diện tích 0,5ha.

Nhờ đó, tổng công suất tàu thuyền cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2013, tổng công suất đạt khoảng 885.000 CV thì đến cuối năm 2014 đã vượt hơn 1 triệu CV. Chất lượng tàu thuyền đánh cá ở Quảng Ngãi ngày càng hiện đại, phần nào đáp ứng được nhu cầu khai thác hải sản ở các ngư trường xa, như Hoàng Sa, Trường Sa, đem lại hiệu quả lớn.

Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.

Những ngày đầu năm 2015, khí trời ấm áp sau những ngày giá buốt, trên biển có rất nhiều đàn cá, tôm, mực, ghẹ xuất hiện. Đó là tín hiệu vui cho ngư dân ven biển. Cùng vì vậy, sau những ngày ra khơi, các tàu cá trở về đầy ắp tôm cá, báo hiệu một mùa đánh bắt bội thu...