Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Chè

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế. Hiện nay toàn xã Mỹ Bằng có trên 180 ha chè đang ở độ tuổi cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 8,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 1.500 tấn. Nhiều hộ gia đình nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây chè.
Điển hình là hộ gia đình ông Vũ Đức Thiện - thôn Tâm Bằng, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Gia đình ông là một trong những gia đình nông dân tiêu biểu luôn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp... Với diện tích đất vườn đồi tổng cộng trên 3ha, trong đó có 2,2 ha đất trồng cây chè giống mới, 0,3 ha đất trồng cây keo, 0,5 ha đất trồng cây màu và cây sắn... Hàng năm cho thu nhập kinh tế hộ gia đình đạt từ 70 triệu đến 80 triệu đồng/năm.
Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác, ông thường xuyên tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, học tập kinh nghiệm trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng... Gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng chè bằng giống chè cành cho năng suất và chất lượng cao như giống chè cành LDP1, LDP2; đây là những giống chè lai cho năng suất và chất lượng cao, rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương...
Để cây chè phát triển tốt, cho năng suất cao; hàng năm sau mỗi vụ đốn chè, ông tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón đủ lượng phân chuồng và các loại phân NPK cho chè; chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh hại, thu hái chè đúng quy trình kỹ thuật nên chè của gia đình ông năm nào cũng cho năng suất và chất lượng cao, bán được giá cao trên thị trường...
Với diện tích 2,2 ha chè 10 năm tuổi đang cho thu hoạch; hàng năm năng suất luôn đạt từ 10 đến 12 tấn chè búp tươi/ha/năm; với giá trung bình hiện nay là 3.000 đồng/kg, thu nhập từ cây chè đạt từ 65 đến 75 triệu đồng /năm. Vụ chè năm nay, gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông tỉnh đầu tư hỗ trợ kinh phí cho mua một chiếc máy thu hái chè trị giá trên 11 triệu đồng để thu hoạch sản phẩm, giảm sức lao động thủ công và giảm chi phí thuê lao động thu hái chè mỗi lứa từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất...
Không chỉ giỏi về sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trên đất vườn đồi, ông còn tham gia công tác xã hội ở thôn xóm. Với cương vị là trưởng thôn Tâm bằng, xã Mỹ bằng, huyện Yên Sơn; ông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tận tình với công việc; thường xuyên tuyên truyền, vận động các gia đình trong thôn xóm thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tận tình giúp đỡ, động viên bà con nông dân trong thôn, xóm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đỏi giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước, nông nghiệp phát triển mạnh, là trụ đỡ của nền kinh tế nhưng giai đoạn này lĩnh vực này đang gặp những khó khăn.

Trao đổi với VnExpress chiều 12/6, đại diện Công ty Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Tân Phong Phú ở Bạc Liêu cho biết giá tôm thẻ chân trắng tăng 15.000-17.000 đồng mỗi kg.

Đầu năm 2013, Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải triển khai xây dựng dự án cánh đồng tôm lớn trên diện tích 83 ha với sự tham gia của 43 hộ dân ở ấp Cây Giá, xã Định Thành. Sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình được đánh giá thành công ngoài mong đợi.

Những ngày này, thời tiết đang ở đỉnh điểm của nắng nóng, trên cánh đồng Mường Thanh, bà con nông dân cũng vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013 - 2014. Trên khắp nẻo đường các xã của vùng lòng chảo huyện Điện Biên rộn rã tiếng người, tiếng máy.

Trước những khó khăn đó thì con lươn vẫn là đối tượng thủy sản được người dân quan tâm, đầu tư nuôi do có nhiều ưu điểm so với các đối tượng thuỷ sản khác như thịt ngon và giàu chất dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo 9,1%), giá bán cao, đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) con lươn vẫn đang là đối tượng được nuôi chủ lực.