Phát Triển Kinh Tế Nhờ Mô Hình Chăn Nuôi Vịt

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.
Nhớ lại ngày đầu lập nghiệp, anh Chung cho biết: Năm 2003 gia đình lên Điện Biên, anh phải mượn đất của anh trai để ở và chăn nuôi. Từ 400 con vịt ban đầu, qua mỗi năm anh lại mở rộng số lượng đàn. Sau vài năm chăn nuôi có lãi, năm 2006 anh chị đã có đủ tiền mua 3.000m2 đất để ở và phát triển chăn nuôi. Anh chị đã mạnh dạn đầu tư mở rộng số lượng đàn lên 3.000 con vịt, đồng thời kết hợp với việc đào ao thả cá và nuôi thêm gà đẻ. Mỗi năm cho anh chị thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Công việc chăn nuôi thuận lợi nên năm 2009, anh chị quyết định mua thêm 1.800m2 đất để cùng anh trai tiếp tục mở rộng chăn nuôi. Đến nay, anh Chung đã có 2 trang trại chăn nuôi với 6 đàn vịt (tổng 6.000 con) đang trong giai đoạn cho trứng với tỉ lệ 80% - 90% tổng đàn; 500 con gà chuẩn bị vào đẻ và 2 ao cá với đủ các loại: cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá trê ngoài việc phục vụ nhu cầu của gia đình, mỗi năm anh chị cũng thu lãi vài chục triệu đồng từ ao cá.
Không chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi, anh chị cũng mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để mở lò ấp trứng vịt lộn và con giống cung cấp ra thị trường. Mỗi ngày gia đình anh Chung cung cấp 2.000 trứng vịt, 2.000 trứng vịt lộn cho thị trường. Với giá 3.200 đồng/quả trứng vịt, 4.000 đồng/quả trứng vịt lộn, trừ chi phí và tiền thức ăn, mỗi ngày gia đình anh cũng thu lãi vài triệu đồng.
Mô hình trang trại của gia đình anh Chung cũng là điển hình trong công tác bảo đảm vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh. Nói về bí quyết phòng chống dịch bệnh cho gia cầm, anh Chung chia sẻ: Anh đã cẩn thận trong khâu chọn giống và tiêm phòng từ khi vịt được 21 ngày tuổi tới khi đẻ, tiêm đầy đủ các loại vắcxin: dịch tả, tụ huyết trùng, viêm gan, cúm A/H5N1, mỗi loại 2 mũi. Hàng tuần, phun thuốc khử trùng kết hợp với việc hàng tháng rắc vôi bột và dọn vệ sinh chuồng trại để đảm bảo vệ sinh thú y khu vực chăn nuôi.
Với thành công trong việc phát triển mô hình trang trại chăn nuôi, gia đình anh Chung đã có nguồn thu nhập ổn định với tổng thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khuyến cáo nông dân: Vào thời điểm này nên tạm dừng việc thả tôm nuôi, nhằm tránh những rủi ro. Đây là vụ thả nuôi trái vụ, mặt khác do thời tiết khô hạn gay gắt nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu thả tôm nuôi vào thời điểm này sẽ không hiệu quả, thậm chí sẽ bị lỗ do chi phí đầu tư cao.

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.

Anh Mai Công Quốc ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, đã trải nghiệm vụ mùa 2012 gần 50 loại giống lúa chịu mặn trên đất nuôi tôm với năng suất cao. Anh góp phần rất lớn cho Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, Viện lúa đbscl chọn ra giống lúa chịu mặn, đáp ứng nhu cầu sản xuất tại địa phương.

Từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp hỗ trợ 1.300 hom giống thanh long ruột đỏ cho 4 hộ dân tại xã Trà Phú (Trà Bồng). Được biết, cách đây 3 năm, cây thanh long ruột đỏ được đưa vào trồng thử nghiệm ở hai xã Trà Phú và Trà Bình đã phát huy hiệu quả.

Mô hình chuối tiêu hồng nuôi cấy mô được Trạm Khuyến nông huyện triển khai với diện tích 2 ha, tập trung ở xóm Lược 1 và Lược 2, xã Phục Linh (Đại Từ - Thái Nguyên) từ tháng 3/2012. Bước đầu cho kết quả khả quan, giống chuối này có thể trồng được trên đồng đất Đại Từ.