Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ trồng cà tím

Làm giàu từ trồng cà tím
Ngày đăng: 07/05/2015

Cà tím có thể trồng trên nhiều loại đất, ruộng trồng bằng phẳng, thoát nước tốt. Ðất được cày xới tơi xốp, làm sạch cỏ, lên luống cao hay thấp tùy thuộc vào vị trí đất, thông thường luống cao 20 cm đến 25 cm. Cần phủ tấm màng ni-lông để hạn chế cỏ dại, hao hụt phân bón và giảm lượng nước tưới. Về cách bón phân, tùy theo mỗi vùng đất và điều kiện canh tác khác nhau mà bón phân cho hợp lý.

Sau khi trồng cần giữ độ ẩm cho cây, tuần đầu ngày tưới từ một đến hai lần, sang tuần thứ hai ngày tưới một lần. Mùa mưa phải bảo đảm thoát nước tốt, tránh ngập úng, cần tỉa bớt nhánh, lá già để tập trung dinh dưỡng cho cây, nên tỉa vào lúc nắng ráo. Ðiều quan trọng là trồng cà phải lên liếp vì trái cà dài, không để cà chạm đất sẽ dẫn đến thối hỏng, càng về sau, cây cà càng lớn trái càng dài nên thường phải cắm choãi đỡ cây. Muốn cây cà tím phát triển tốt, năng suất cao, cần làm vệ sinh đồng ruộng thật sạch sẽ, phát hiện bệnh sớm để có thuốc phòng và chữa trị kịp thời.

Cà tím ruột xanh thu hoạch kéo dài từ sáu đến tám tháng, xấp xỉ 5 trái/kg, chăm sóc tốt cho thu hoạch cả năm, cho nên cần bón thúc sau đợt thu hoạch. Năng suất đạt từ 80 đến 100 tấn/ha/năm. Với năng suất cao, chi phí thấp, giá cà tím ruột xanh hiện dao động từ 3.500 đến 4.500 đồng/kg, cà tím Nhật Bản giá bán trung bình 9.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ rất lớn, chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Hà Nội, cà tím Nhật Bản còn được xuất khẩu sang Nhật Bản.

Với nông dân, thu nhập ổn định từ loại cây trồng chăm sóc dễ dàng như cây cà là một lựa chọn an toàn. Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình đã giàu lên, góp phần giảm nghèo bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Ông Tùng nuôi trùn quế có lãi Ông Tùng nuôi trùn quế có lãi

Ông Hà Xuân Tùng, 64 tuổi, ở xã Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) mỗi năm thu lợi trên 140 triệu đồng nhờ nuôi trùn quế, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

18/04/2015
Phòng bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa Phòng bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa

Theo các kết quả nghiên cứu, các bệnh thường gặp trên tôm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đầu vàng... thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn chuyển mùa và thời gian tới là giai đoạn thuận lợi nhất để các mầm bệnh trên tôm nuôi phát triển

18/04/2015
Châu Thành (Hậu Giang) có trên 2.100ha cam sành có khả năng phải chặt bỏ Châu Thành (Hậu Giang) có trên 2.100ha cam sành có khả năng phải chặt bỏ

Thông tin từ cơ quan chuyên môn huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số gần 5.000ha cam sành trên địa bàn huyện thì hiện có đến 2.656ha đang nhiễm bệnh, trong đó có trên 2.172ha bị nhiễm nặng, có khả năng phải chặt bỏ.

18/04/2015
Nhấp nhổm trông ngóng giá thanh long Nhấp nhổm trông ngóng giá thanh long

Ngày 12/4, giá thanh long xuất khẩu tiếp tục xuống thấp. Các nhà vườn trong tỉnh Bình Thuận không khỏi lo lắng trước xu hướng bất lợi của thị trường.

18/04/2015
Hiệu quả từ mô hình sản xuất xoài bao trái Hiệu quả từ mô hình sản xuất xoài bao trái

Nhờ biết cách xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật chăm sóc xoài theo hướng an toàn, mô hình sản xuất xoài bao trái của gia đình ông Huỳnh Văn Long, xã Sông Bình (Bắc Bình, Bình Thuận) đã có thu nhập kinh tế tương đối cao.

18/04/2015