Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Nuôi Rắn

Đến xã Thống Nhất, Hoành Bồ (Quảng Ninh) hỏi thăm gia đình anh Trương Công Quân không ai là không biết bởi anh được xem là người đi tiên phong trong việc chọn con rắn để phát triển kinh tế.
Sinh ra và lớn lên tại Chí Linh (Hải Dương), năm 2006, sau khi lập gia đình, Trương Công Quân cùng vợ quyết định đến thôn Khe Khoai, xã Thống Nhất, Hoành Bồ để lập nghiệp. Trải qua nhiều nghề từ làm nông, lái xe thuê… mà kinh tế gia đình cũng không khá hơn. Vốn có kinh nghiệm nuôi rắn từ khi còn ở quê nhà và thấy ở Khe Khoai này có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi rắn, năm 2008 Trương Công Quân vay mượn 200 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi rắn.
Quân cho biết: “Ngay sau khi làm xong chuồng trại, bước đầu tôi mua 200 con rắn, chủ yếu là rắn hổ mang và rắn hổ trâu về nuôi bởi đây là 2 loại rắn dễ nuôi, con giống dễ kiếm mà giá bán lại cao. Nuôi rắn điều quan trọng trước tiên là xây dựng chuồng trại, vì đây là những loại rắn độc, làm chuồng không cẩn thận kín đáo, vừa nguy hiểm lại vừa mất vốn khi rắn bò ra ngoài.
Với rắn hổ mang phải nuôi bằng chuồng riêng biệt, chuồng nuôi được xây cao 50cm, rộng 50cm, trên đậy nắp bê tông có quây kín lưới mắt nhỏ. Còn loại hổ trâu thì nuôi ở ngoài trời trên diện tích 30m2, chiều cao của tường khoảng 2m, xung quanh được trát nhẵn, ở giữa xây ô nhỏ che cho rắn ở. Thức ăn của rắn cũng rất dễ kiếm, rắn chủ yếu ăn cóc, ếch, nhái, chuột, nhưng chủ yếu là cóc. Nuôi rắn không giống như nuôi loài khác, rắn tiêu hoá chậm, thường 3-4 ngày mới cho ăn một lần.
Việc nuôi rắn sinh sản có khác biệt hơn chút ít, rắn sinh sản thì cho ăn ít hơn, hạn chế để rắn béo, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sinh sản của rắn. Đặc trưng của rắn hổ mang và hổ trâu khi ấp trứng phải mất 60 ngày, để nuôi một con rắn từ lúc nở đến lúc trưởng thành có cân nặng từ 2,5-3kg phải mất tới 3 năm”.
Từ 200 con rắn nuôi vào năm 2008, đến nay Quân đã có 1.000 con rắn các loại, trong đó có 300 con rắn sinh sản. Hằng năm anh có thể cung cấp khoảng 1.000 con rắn giống ra thị trường. Quân, chia sẻ: Mặc dù rắn có giá bán cao thật đấy (khoảng 700.000 đồng/kg) nhưng để nuôi rắn cũng rất tốn kém.
Với số lượng 1.000 con rắn hiện tại của tôi, mỗi lần cho ăn phải mất hơn 1 tạ cóc, mà cóc bây giờ cũng phải 60.000 đồng/kg. Hiện nay gia đình anh Quân là nơi cung cấp rắn giống cho nhiều cơ sở nuôi rắn ở trong và ngoài tỉnh, đồng thời, anh cũng cung cấp rắn thịt ra thị trường. Từ việc nuôi rắn này mỗi năm trừ chi phí gia đình anh cũng thu nhập trên 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ hệ thống nhân giống đạt chuẩn với mục tiêu cung cấp 100% số hộ tham gia sử dụng giống lúa cấp xác nhận và ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo VietGAP; hướng tới xây dựng mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa ổn định.

Vụ đông 2013, Trạm khuyến nông Hạ Hoà phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ xây dựng, trình diễn mô hình cánh đồng mẫu trồng bí xanh an toàn và mô hình sản xuất nấm, mộc nhĩ.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong tháng 12/2013 do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh, ở các tỉnh miền núi phía Bắc xuất hiện rét đậm, rét hại, một số vùng xuất hiện tuyết rơi, sương muối nhiệt độ xuống dưới 3 độ C.

Qua đánh giá, năng suất lúa trình diễn trong dự án đạt từ 6 - 7 tấn/ha. Quy trình canh tác sử dụng 100% hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn cho người trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo đạt chất lượng xuất khẩu.

Nấm linh chi lâu nay được người dân ví như một trong những loại thảo dược quý nên đang là sản phẩm “hot” trên thị trường. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty CP Chế biến lâm sản Hương Giang đã tận dụng mùn cưa để sản xuất sản phẩm mang thương hiệu nấm linh chi “Made in Huế”.