Phát Triển Gà Đồi Sơn Động (Bắc Giang)

Nhắc đến gà sạch thơm ngon Bắc Giang mọi người nghĩ ngay đến gà đồi Yên Thế. Thế nhưng đối với gà đồi của huyện Sơn Động cũng có chất lượng rất ngon được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm mua.
Với gia đình anh La Huy Tùng, thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động thì chăn nuôi gà được xác định là hướng chính trong phát triển kinh tế. Bình quân mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 300 - 400 con gà được chăn thả theo hướng bán công nghiệp. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm đã mang lại cho gia đình anh Tùng hơn trăm triệu đồng từ chăn nuôi gà.
Theo người tiêu dùng thì gà đồi Sơn Động ăn đượm, chắc thịt và thơm ngon, ăn một lần rồi khó thể quên. Cùng với chất lượng, mẫu mã gà đồi Sơn Động cũng biết đến với những đặc trưng da vàng, lông đỏ, mượt. Có được chất lượng và mẫu mã như vậy là do người nuôi gà nơi đây khá cẩn trọng từ khâu chọn giống, chăm sóc thả trên vườn đồi và sử dụng lượng thức ăn công nghiệp phù hợp.
Thời điểm này khi Tết nguyên đán Quý Tỵ đang đến gần cũng là lúc gà Sơn Động đang cung không đủ cầu. Ngoài phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân địa phương, gà Sơn Động được xem như một món “khoái khẩu” của nhiều người dân tỉnh bạn như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương…
Nhận thấy nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nên việc chăn nuôi gà thả vườn đã được cấp uỷ, chính quyền nhiều địa phương trong huyện Sơn Động quan tâm.
Là huyện vùng cao, diện tích đồi núi rộng, nguồn thức ăn sẵn có đã tạo điều kiện thuận lợi để Sơn Động phát triển chăn nuôi gà theo hướng bán công nghiệp. Để phát huy tiềm năng và thế mạnh về phát triển chăn nuôi gà, UBND huyện Sơn Động đã có nhiều chính sách thúc đẩy lĩnh vực sản xuất này. Trong chương trình phát triển chăn nuôi, huyện Sơn Động đặc biệt chú trọng phát triển đàn bò và đàn gà. Riêng với đàn gà, hiện địa phương đang triển khai thực hiện lồng ghép từ Chương trình 30a và một số dự án hỗ trợ người chăn nuôi.
Hiện nay, Sơn Động có khoảng 500 nghìn con gia cầm thu hút gần 300 hộ tham gia mỗi năm cung cấp ra thị trường từ 200 - 250 tấn. Mặc dù giá gà nơi đây luôn cao hơn những địa phương khác từ 20 - 30 nghìn đồng/kg, nhưng với chất lượng thơm, ngon, mã đẹp nên gà đồi Sơn Động luôn được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm mua, đặc biệt mỗi khi Tết đến xuân về.
Có thể bạn quan tâm

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.