Phát Triển Gà Đồi Sơn Động (Bắc Giang)

Nhắc đến gà sạch thơm ngon Bắc Giang mọi người nghĩ ngay đến gà đồi Yên Thế. Thế nhưng đối với gà đồi của huyện Sơn Động cũng có chất lượng rất ngon được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm mua.
Với gia đình anh La Huy Tùng, thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động thì chăn nuôi gà được xác định là hướng chính trong phát triển kinh tế. Bình quân mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 300 - 400 con gà được chăn thả theo hướng bán công nghiệp. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm đã mang lại cho gia đình anh Tùng hơn trăm triệu đồng từ chăn nuôi gà.
Theo người tiêu dùng thì gà đồi Sơn Động ăn đượm, chắc thịt và thơm ngon, ăn một lần rồi khó thể quên. Cùng với chất lượng, mẫu mã gà đồi Sơn Động cũng biết đến với những đặc trưng da vàng, lông đỏ, mượt. Có được chất lượng và mẫu mã như vậy là do người nuôi gà nơi đây khá cẩn trọng từ khâu chọn giống, chăm sóc thả trên vườn đồi và sử dụng lượng thức ăn công nghiệp phù hợp.
Thời điểm này khi Tết nguyên đán Quý Tỵ đang đến gần cũng là lúc gà Sơn Động đang cung không đủ cầu. Ngoài phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân địa phương, gà Sơn Động được xem như một món “khoái khẩu” của nhiều người dân tỉnh bạn như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương…
Nhận thấy nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nên việc chăn nuôi gà thả vườn đã được cấp uỷ, chính quyền nhiều địa phương trong huyện Sơn Động quan tâm.
Là huyện vùng cao, diện tích đồi núi rộng, nguồn thức ăn sẵn có đã tạo điều kiện thuận lợi để Sơn Động phát triển chăn nuôi gà theo hướng bán công nghiệp. Để phát huy tiềm năng và thế mạnh về phát triển chăn nuôi gà, UBND huyện Sơn Động đã có nhiều chính sách thúc đẩy lĩnh vực sản xuất này. Trong chương trình phát triển chăn nuôi, huyện Sơn Động đặc biệt chú trọng phát triển đàn bò và đàn gà. Riêng với đàn gà, hiện địa phương đang triển khai thực hiện lồng ghép từ Chương trình 30a và một số dự án hỗ trợ người chăn nuôi.
Hiện nay, Sơn Động có khoảng 500 nghìn con gia cầm thu hút gần 300 hộ tham gia mỗi năm cung cấp ra thị trường từ 200 - 250 tấn. Mặc dù giá gà nơi đây luôn cao hơn những địa phương khác từ 20 - 30 nghìn đồng/kg, nhưng với chất lượng thơm, ngon, mã đẹp nên gà đồi Sơn Động luôn được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm mua, đặc biệt mỗi khi Tết đến xuân về.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.

“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.

Lão nông Nguyễn Văn Hưng ở ấp Mỹ Hòa cho biết: “Vụ đông xuân năm trước, tôi làm 7.000m2 lúa OM 5451, bán với giá 5.700 đồng/kg. Năm nay chỉ còn 4.700 đồng/kg; mỗi 1 công lúa (1.000m2) thất thu khoảng 1 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí thì lời không nhiều”.

Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?

So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng khách hàng mua rau tăng khoảng 5% và giá cả chưa có nhiều biến động so với ngày thường. Hiện tại, HTX bán rau bắp cải với giá 3-4 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/kg, khoai tây 9 nghìn đồng/kg... Với mức giá này, bình quân mỗi sào rau màu xã viên thu lãi từ 3-5 triệu đồng đối với mỗi sào củ, quả.