Phát Triển Chuối Tiêu Hồng Ở Hưng Yên

Các xã ven đê thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) có gần 700 ha ngô và đay đã được chuyển sang trồng chuối tiêu hồng.
Chị Hoàng Thị Chi, chủ hộ trồng 2 ha chuối tiêu hồng ở xã Đại Tập cho biết, cứ đến vụ thu hoạch thương lái đến tận nhà mua với giá ổn định từ 100.000 - 120.000 đ/buồng. Trồng một năm thu được 2 lứa quả, trừ chi phí cũng lãi được 100 - 120 triệu đ/mẫu. Trồng chuối chi phí thấp, không tốn công chăm sóc nên lãi cao, gia đình đã xây lại được ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi. Cuối năm nay chị sẽ thuê thêm 3 mẫu đất bãi của các hộ khác để mở rộng diện tích trồng chuối tiêu hồng. Hỏi về kinh nghiệm trồng chuối, chị Chi chia sẻ: “Chuối tiêu hồng không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều như các loại cây khác, lại dễ trồng, sinh trưởng và phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Muốn chuối chín có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt thì phải thường xuyên giữ ẩm ở gốc và đánh thuốc chống sương. Mỗi bụi chuối không nên để nhiều mà phải tỉa bỏ bớt cây con. Khi có buồng thì dùng bao tải hoặc bao nilon bọc cả buồng lại để tránh các loại côn trùng gây hại. Sau khi thu hoạch thì phá đi để trồng lại nhằm giảm thiểu sâu bệnh”. Theo bà con nơi đây, giống chuối này có ưu điểm khi chín vỏ có màu vàng sáng đẹp, ăn ngọt và thơm được người tiêu dùng ưa chuộng. Mỗi năm người trồng chuối có thể thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/sào. Vào dịp gần tết mỗi buồng chuối có giá khoảng 150.000 - 160.000 đồng. Hiện chuối tiêu hồng được tiêu thụ rộng rãi và xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều thời điểm còn không có đủ để đáp ứng nhu cầu.Có thể bạn quan tâm

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.