Phát Triển Chuối Tiêu Hồng Ở Hưng Yên

Các xã ven đê thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) có gần 700 ha ngô và đay đã được chuyển sang trồng chuối tiêu hồng.
Chị Hoàng Thị Chi, chủ hộ trồng 2 ha chuối tiêu hồng ở xã Đại Tập cho biết, cứ đến vụ thu hoạch thương lái đến tận nhà mua với giá ổn định từ 100.000 - 120.000 đ/buồng. Trồng một năm thu được 2 lứa quả, trừ chi phí cũng lãi được 100 - 120 triệu đ/mẫu. Trồng chuối chi phí thấp, không tốn công chăm sóc nên lãi cao, gia đình đã xây lại được ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi. Cuối năm nay chị sẽ thuê thêm 3 mẫu đất bãi của các hộ khác để mở rộng diện tích trồng chuối tiêu hồng. Hỏi về kinh nghiệm trồng chuối, chị Chi chia sẻ: “Chuối tiêu hồng không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều như các loại cây khác, lại dễ trồng, sinh trưởng và phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Muốn chuối chín có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt thì phải thường xuyên giữ ẩm ở gốc và đánh thuốc chống sương. Mỗi bụi chuối không nên để nhiều mà phải tỉa bỏ bớt cây con. Khi có buồng thì dùng bao tải hoặc bao nilon bọc cả buồng lại để tránh các loại côn trùng gây hại. Sau khi thu hoạch thì phá đi để trồng lại nhằm giảm thiểu sâu bệnh”. Theo bà con nơi đây, giống chuối này có ưu điểm khi chín vỏ có màu vàng sáng đẹp, ăn ngọt và thơm được người tiêu dùng ưa chuộng. Mỗi năm người trồng chuối có thể thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/sào. Vào dịp gần tết mỗi buồng chuối có giá khoảng 150.000 - 160.000 đồng. Hiện chuối tiêu hồng được tiêu thụ rộng rãi và xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều thời điểm còn không có đủ để đáp ứng nhu cầu.Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng biểu dương và chúc mừng 309 nông dân tiêu biểu, những người đại diện cho hàng triệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp trong cả nước đã biết vượt lên khó khăn, đoàn kết cùng nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Chiều nay, 18/5, Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ IV do TƯ Hội NDVN tổ chức đã bế mạc tại Hà Nội.

Nhằm đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong những năm gần đây xã Cư Yên, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tích cực thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao đến bà con nông dân những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, sản lượng.

Trong những năm trở lại đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện CưM’gar - Đắk Lắk đã thuần hóa nuôi dưỡng thành công nhiều loại động vật hoang dã như: cá sấu, nhím, lợn rừng, gà sao, chồn hương và đã đem lại hiệu quả cao.

Những năm qua, việc mở rộng diện tích sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn quan tâm thực hiện.