Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng)

Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng)
Ngày đăng: 18/04/2013

Dễ trồng, ít tốn công lao động, sớm cho thu hoạch lại có năng suất và giá trị kinh tế cao nên cây thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân xã Tân Thanh, Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long ở địa phương này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này mang lại, người dân cần có sự đầu tư đúng mức bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

Sau chuyến đi hỏi kinh nghiệm trồng loại cây này tại Bình Thuận, anh Trần Văn Hậu (Đồng Thanh, Tân Thanh, Lâm Hà) mạnh dạn đầu tư hơn 35 triệu đồng để trồng 300 gốc thanh long ruột đỏ tại vườn. Thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh mẽ. Vụ mùa đầu tiên, gia đình anh Hậu thu bói bán được gần 60 triệu đồng. Năm nay, vườn thanh long tiếp tục phát triển mạnh, hứa hẹn một vụ bội thu. Mới đầu vụ mà đã có thương lái tới đặt hàng nhà anh với giá 25.000 đồng/kg. Anh Hậu cho biết: “Thanh long không tốn nhiều công chăm sóc, tốn công ít hơn hẳn so với chăm sóc cây cà phê, hiệu quả kinh tế tính ra cao gấp 3 lần. Từ khi có cây thanh long, gia đình tôi có đồng ra đồng vào, cuộc sống dễ chịu hơn rất nhiều”.

Thực tế chứng minh cây thanh long ruột đỏ đã đem lại hiệu quả kinh tế trên nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này, cần có sự đầu tư, chăm sóc đúng mức. Song, đa số hộ dân trồng cây thanh long ở Tân Thanh còn mang tính tự phát, chưa thực sự đầu tư, một phần vì thiếu vốn, một phần vì chưa nhìn nhận hết hiệu quả kinh tế mà loài cây này mang lại. Ngay như vườn thanh long của gia đình anh Trần Văn Hậu được đánh giá là tốt nhất trong vùng cũng chưa được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm để thu quả trái mùa. Ngoài ra, việc phát triển nhỏ lẻ, mang tính tự phát, không có thương hiệu, không có đầu ra ổn định rất dễ bị thương lái ép giá.

Thời gian tới, cây thanh long ruột đỏ có trở thành loài cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con đất Tân Thanh hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nhìn nhận đúng mức của bà con về loài cây này và sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa từ phía chính quyền.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Dự Án Lai Tạo Và Nuôi Dưỡng Bò Lai Hướng Thịt Triển Khai Dự Án Lai Tạo Và Nuôi Dưỡng Bò Lai Hướng Thịt

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt kinh phí hỗ trợ dự án “Xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt tại An Giang”, do Thạc sĩ Phí Như Liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) làm chủ nhiệm; phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ An Giang) thực hiện. Tổng kinh phí gần 847 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ gần 664,8 triệu đồng, còn lại do hộ nông dân tham gia đối ứng.

20/11/2013
Phòng Bệnh Cho Đàn Vật Nuôi Lúc Giao Mùa Phòng Bệnh Cho Đàn Vật Nuôi Lúc Giao Mùa

Nhờ chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được duy trì ổn định, các loại dịch bệnh mặc dù có xuất hiện nhưng đã được ngăn chặn và khống chế kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng.

20/11/2013
Tìm Hướng Phát Triển Bền Vững Lúa Mùa Nổi Tìm Hướng Phát Triển Bền Vững Lúa Mùa Nổi

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…

20/11/2013
Sản Xuất Rau An Toàn Theo VietGap Sản Xuất Rau An Toàn Theo VietGap

"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.

20/11/2013
Chưa Có Hộ Nuôi Cá Tra Nào Đạt Chứng Nhận ASC Chưa Có Hộ Nuôi Cá Tra Nào Đạt Chứng Nhận ASC

WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.

21/11/2013