Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển cây mắc ca vẫn cần những bước đi thận trọng

Phát triển cây mắc ca vẫn cần những bước đi thận trọng
Ngày đăng: 05/06/2015

Phát biểu tại Hội nghị, ông Cao Chí Công- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2014 cả nước có hơn 2000 ha mắc ca được trồng ở các mô hình khảo nghiệm tại 2 khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Thời gian gần đây có rất nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này, tuy nhiên, để phát triển bài bản cây mắc ca cần phải có bước đi thận trọng. Ông Công cho biết, cần phải xem xét trồng giống nào, ở đâu, khi có sản phẩm của cây mắc ca thì tiêu thụ ở thị trường nào, hiệu quả kinh tế mang lại của cây mắc ca so với các cây trồng khác ra sao…. Cần có thông tin nhiều chiều chính xác, đây sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý quy hoạch và đưa ra định hướng về cây trồng này.

Thứ trưởng Bộ NN & PTNT nhấn mạnh, sau khi nghiên cứu và khảo nghiệm Bộ đã công nhận 10 giống đảm bảo chất lượng có thể trồng tại Việt Nam. Quan điểm của ngành nông nghiệp là cần thận trọng và xem xét kỹ lưỡng trong phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Việc quy hoạch phải đặt trong quy hoạch ngành hàng mới chứ không chỉ đơn thuần là quy hoạch trồng cây mắc ca. Làm thế nào để ngành này phát triển bền vững, để người dân có thu nhập cao hơn, không để người trồng mắc ca phải chịu rủi ro. Ngoài những điều kiện về sinh học, khí hậu thổ nhưỡng đất đai thì rất quan trọng là phải nắm bắt được khả năng cung cầu trên thị trường của sản phẩm mắc ca.

Bên cạnh đó, mắc ca là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi rất nhiều các yêu cầu như giống chuẩn, áp dụng trình độ công nghệ hiện đại trong khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm này. “Muốn phát triển ngành mắc ca nhất thiết phải gắn trồng trọt với với chế biến và bảo quản, hạt mắc ca đòi hỏi những yêu cầu khắt khe như sau khi thu hái trong vòng 24 tiếng phải cho vào chế biến tách vỏ, tách vỏ sau 3 tiếng phải sấy, sấy xong phải được bảo quản trong khi đặc biệt nhiệt độ thích hợp không quá 160C, đảm bảo độ ẩm sau sấy không không quá 10%... những yêu cầu này phải đi liền với nhau nên cần phải có sự liên kết cả doanh nghiệp và người trồng”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.

Ông Jolyon Burnett, Chủ tịch Hội mắc ca Úc chia sẻ, Việt Nam đã lựa chọn thời điểm phù hợp để bước chân vào ngành hàng hạt - là ngành hàng đang tăng trưởng rất mạnh và đang có mức kỷ lục hoặc gần kỷ lục về giá. Gần 10 năm qua, hạnh nhân tăng gấp đôi về sản lượng nhưng đã gấp ba về giá trị, doanh số hạt óc chó cũng tăng 4 lần. Xu hướng tiêu dùng của người người dân với các loại hạt giàu dinh dưỡng ngày càng tăng. Hạt mắc ca đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung, và tồn kho mắc ca thế giới năm 2014 là không có. Tuy nhiên, Việt Nam cần kiểm soát chặt giống mắc ca, vì cây mắc ca sẽ trồng và cho thu hoạch trong tận 40 năm. Hơn nữa, chất lượng hạt mắc ca phụ thuộc hoàn toàn vào giống đầu vào, không phải nhờ công nghệ chế biến.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho biết, Bộ đang thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước và các địa phương khảo nghiệm trồng mắc ca. Trên cơ sở này, Bộ sẽ cân nhắc việc ban hành quy hoạch về phát triển mắc ca tại Việt Nam trong năm nay.

Ông Jolyon Burnett, Chủ tịch Hội mắc ca Úc: Mắc ca là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi các yêu cầu về áp dụng trình độ công nghệ hiện đại trong khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm này. Năm 2014, khoảng 70% khối lượng hạt mắc ca tách vỏ (mắc ca nhân) được tiêu thụ tại 5 thị trường gồm: Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản và Brazil. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất với mắc ca chưa tách vỏ chiếm đến 90%, trong vòng 10 năm tới, thu nhập từ mắc ca vẫn sẽ rất tốt.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh)

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.

19/03/2013
Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.

22/03/2013
Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.

22/03/2013
Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ỡ An Phú Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ỡ An Phú

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.

24/03/2013
Chủ Động Sản Xuất Giống Thủy Sản Phục Vụ Thả Nuôi Ở Thanh Hóa Chủ Động Sản Xuất Giống Thủy Sản Phục Vụ Thả Nuôi Ở Thanh Hóa

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.

25/03/2013