Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Cà Phê Bền Vững

Phát Triển Cà Phê Bền Vững
Ngày đăng: 28/06/2013

Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020, cà phê được xác định là cây mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhất là tại huyện Mường Ảng.

Thực tế thì nhiều năm qua, nhờ trồng cà phê mà không ít gia đình phất lên nhanh chóng; cà phê bán ra nước ngoài thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, làm giàu cho tỉnh. Nhận thấy giá trị kinh tế to lớn từ cây cà phê, bà con đã chủ động khai hoang, phục hoá, tích tụ đất đai trồng với quy mô lớn, diện tích cũng như năng suất ngày càng tăng. Tuy nhiên, giống như nhiều cây công nghiệp khác, đầu mùa thu hoạch cà phê thường giá bán rất cao, khi vào chính vụ giá giảm dần. Điệp khúc “được mùa rớt giá” cứ liên tục xảy ra.

Nhiều hộ dân trồng cà phê thương nhân tích lũy cà phê đều rơi vào tình cảnh khóc dở mếu dở. Trước thực trạng đó, mới đây, Sở Nông nghiệp - PTNT phối hợp với UBND huyện Mường Ảng tổ chức hội thảo phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2012, nhằm đẩy mạnh liên kết trong quá trình sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, nâng giá trị thu nhập cho người trồng cà phê.

Các ý kiến đại biểu tập trung bàn thảo việc liên kết “4 nhà” trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu bền vững; chính sách hỗ trợ cho người trồng cà phê... Những ai đang “sống” vì cà phê thực sự quan tâm đến sự kiện này. Tuy nhiên, khi hội thảo kết thúc, không ít đại biểu vui buồn lẫn lộn. Và buồn nhất có lẽ là hàng nghìn hộ dân trồng cà phê. Vì rằng, hội thảo vẫn đưa ra những vấn đề “vĩ mô”, chung chung, đang là kế hoạch mà chưa thực sự đi vào cụ thể như dân cần.

Xin nhắc lại rằng, giống cà phê catimo trồng trên đất Mường Ảng thực sự thơm ngon. Tuy năng suất thấp nhưng giá trị kinh tế cà phê catimo thường cao gấp 2 - 3 lần (tính theo giá xuất khẩu) so với cà phê Tây Nguyên. Hiện tại, giá cà phê tươi được thương lái thu mua tại Mường Ảng chỉ 6.000 - 7.000 đồng/kg (bằng 50 - 60% so với đầu mùa và lúc cao điểm của năm ngoái).

Mường Ảng hiện có 1.407ha cà phê kinh doanh, năng suất bình quân 15 tấn quả tươi/ha, tổng sản lượng 21.105 tấn. Nếu tính mức giá 12.000 đồng/kg (lúc cao điểm) thì giá trị kinh tế từ cây cà phê mang lại là 253,2 tỷ đồng. Vậy nhưng, do giá rớt thê thảm, hiện nay bà con bán 6.000 đồng/kg thì giá trị kinh tế của 21.105 tấn cà phê chỉ thu gần 126,6 tỷ đồng.

Với một huyện nghèo thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ như Mường Ảng mà chỉ riêng mất giá cà phê đã thất thu cả trăm tỷ đồng, đây là bài học đắng lòng cho nhà quản lý cũng như người trồng cà. Một vài năm tới, khi toàn bộ 3.118ha cà phê bước sang giai đoạn kinh doanh, nếu giá cả tiếp tục bấp bênh thì người trồng cà lại thua đơn thiệt kép.

Lý do xảy ra tình trạng cà phê “được mùa rớt giá” là vì chưa có doanh nghiệp cam kết đứng ra bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Tại “vựa” cà phê Mường Ảng đang xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, mạnh ai người đấy được. Cà phê phát triển nóng, phá vỡ quy hoạch đã dẫn tới tình trạng thừa nguyên liệu, thiếu đầu ra. Chất lượng cà phê kém do khâu chọn giống ươm, trồng không theo khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp.

Kinh tế hội nhập, nhu cầu đòi hỏi chất lượng cà phê ngày càng cao, đáp ứng tiêu chuẩn gắn với bộ chứng chỉ quốc tế về cà phê. Trong khi đó, cà phê Mường Ảng từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản, sơ chế ban đầu... đều đang “làm theo kinh nghiệm”. Do đó, để cà phê Mường Ảng phát triển bền vững, không “thua trên sân nhà”, các cơ quan quản lý, chỉ đạo, điều hành và mỗi người dân phải nhanh chóng loại bỏ được những hạn chế, khuyết điểm nêu trên mới mong xây dựng “thương hiệu” bền vững cho cây cà phê.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Xoài Sang Trung Quốc Tăng Mạnh Xuất Khẩu Xoài Sang Trung Quốc Tăng Mạnh

Anh Huỳnh Bửu Hiệp, chủ vựa xoài Hiệp Dân, cho biết: “Hiện tại, nhu cầu nhập xoài từ Trung Quốc đang tăng mạnh. Các loại xoài xuất sang thị trường này chủ yếu như Thanh Ca, Úc, Đài Loan, keo, trong đó, xoài Thanh Ca và keo là mặt hàng chủ lực”.

07/02/2015
Rơm Đắt Như Tôm Tươi Rơm Đắt Như Tôm Tươi

Ông Nguyễn Thanh Thủy, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn, Vĩnh Long) nói: Nếu như trước đây thu hoạch 2 ha lúa xong là tiến hành đốt đồng, còn năm nay thì rơm được thương lái ở Trà Vinh sang thu mua hết. Ruộng gần đường xe tải đến được thì 1 ha rơm bán được 1 triệu đồng, đồng xa lộ lớn giá 800.000đ/ha.

07/02/2015
Kế Hoạch ATVSTP Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp Năm 2015 Kế Hoạch ATVSTP Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp Năm 2015

Cụ thể, phấn đấu tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc BVTV trong rau vượt ngưỡng giảm 10% so với năm 2014; Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10% so với năm 2014; Tỷ lệ mẫu giám sát ô nhiễm vi sinh trong thịt gia súc, gia cầm vượt ngưỡng giảm 10% so với năm 2014.

07/02/2015
Việt Nam Là Nước Xuất Khẩu Tôm Lớn Nhất Sang Hàn Quốc Việt Nam Là Nước Xuất Khẩu Tôm Lớn Nhất Sang Hàn Quốc

Cụ thể, tôm Việt Nam đã chiếm gần một nửa lượng tôm NK của Hàn Quốc với 27.791 tấn (tăng 36% so năm 2013) và bỏ xa nước đứng thứ hai là Trung Quốc (13.936 tấn). Giá trị tôm Việt Nam XK sang Hàn Quốc đạt 290,245 triệu USD (tăng 60%), cao gấp hơn 4 lần so với nước đứng thứ hai là Trung Quốc (69,58 triệu USD).

07/02/2015
130.000 Đồng/kg Xoài Úc Nghịch Vụ 130.000 Đồng/kg Xoài Úc Nghịch Vụ

Nông dân Nguyễn Văn Tiên, tổ dân phố Tân Hòa 1, thị trấn Cam Đức, một người trồng xoài Úc có thâm niên cho biết: Từ tháng 6 (ÂL) khi thu hoạch xong xoài chính vụ, bà con trồng xoài Úc bắt đầu tất bật chăm sóc, bón phân, tưới nước để giúp cây lấy lại sức. Đến tháng 9 bắt đầu đánh thuốc để điều khiển cho xoài ra hoa trái vụ “canh” đúng dịp gần tết.

07/02/2015