Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai

Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai
Ngày đăng: 02/08/2014

Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.

Từ chỗ phụ thuộc vào nguồn giống lúa lai nhập khẩu từ nước ngoài, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 cũng đang từng bước được các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nước ta làm chủ. Tuy nhiên, để sản xuất hạt giống lúa lai trong nước phát triển bền vững, cần có cơ chế hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến hạt giống lúa lai năng suất, hiệu quả và tiêu chuẩn chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần điều chỉnh tăng quy mô Dự án khuyến nông về phát triển mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 giai đoạn 2014 - 2016 từ 2.500 ha lên 4.000 ha để có thể đạt mục tiêu 10.000 - 11.000 tấn giống lúa F1 vào năm 2016, đáp ứng tối thiểu khoảng 70% số diện tích gieo cấy lúa lai trong nước.

Ðồng thời cho phép lập dự án khuyến nông giai đoạn 2015 - 2017 về phát triển mô hình máy sấy giống tại các vùng sản xuất giống tập trung, trước mắt là các điểm sản xuất hạt giống lúa lai F1 để đáp ứng đủ nhu cầu sấy giống, hạn chế rủi ro và thất thoát trong khâu thu hoạch và bảo quản giống.

Nhằm có giải pháp đồng bộ phát triển lúa lai bền vững, ổn định, người nông dân mong muốn các doanh nghiệp với vai trò then chốt là "bà đỡ", hỗ trợ nông dân, đầu tư thiết bị, khoa học kỹ thuật để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng giống lúa lai.

Bên cạnh đó, chương trình bảo hiểm nông nghiệp cần quan tâm, hỗ trợ nông dân phí tham gia bảo hiểm nông nghiệp, nhằm hạn chế rủi ro khi thực hiện lĩnh vực sản xuất này.

Khi có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ, đúng địa chỉ, hạn chế cao nhất những rủi ro, sẽ tạo dựng được sự gắn bó của nông dân với việc sản xuất hạt giống lúa lai, từ đó lúa lai mới phát triển bền vững trên đồng đất Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi ong di động một vốn bốn lời Nuôi ong di động một vốn bốn lời

Tùy theo từng mùa hoa, người nuôi ong di chuyển đàn ong đến vùng đất mới để hút mật. Nghề này chi phí bỏ ra ít nhưng thu lãi khá cao.

04/11/2015
Ngẫu hứng nuôi le le Ngẫu hứng nuôi le le

Ở ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu có ông Lê Hồng Thái (Mười Thái), 50 tuổi, làm giàu nhờ nuôi le le. 5 năm qua, với mô hình nuôi le le độc nhất vô nhị ở miền sông nước Cửu Long, ông Mười Thái thu lời không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.

04/11/2015
Thủ phủ gà điêu đứng Thủ phủ gà điêu đứng

Đồng Nai là vùng chăn nuôi gà lớn nhất nước nhưng thời gian gần đây, giá bán liên tục giảm, cùng với sự “đổ bộ” của thịt gà ngoại giá rẻ khiến nhiều hộ chăn nuôi phải treo chuồng

04/11/2015
Gia trại vịt chạy đồng ở Hương Phong Gia trại vịt chạy đồng ở Hương Phong

Những năm gần đây, nuôi vịt chạy đồng theo hướng gia trại là phương thức chăn nuôi được người dân ở xã Hương Phong (Hương Trà, Thừa Thiên Huế) áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

04/11/2015
Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao

Hiện nay, phong trào phát triển chăn nuôi tằm bằng lá sắn tại thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đang được ưu tiên phát triển. Đây được xem là một hướng phát triển kinh tế mới mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.

04/11/2015