Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai

Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai
Ngày đăng: 02/08/2014

Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.

Từ chỗ phụ thuộc vào nguồn giống lúa lai nhập khẩu từ nước ngoài, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 cũng đang từng bước được các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nước ta làm chủ. Tuy nhiên, để sản xuất hạt giống lúa lai trong nước phát triển bền vững, cần có cơ chế hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến hạt giống lúa lai năng suất, hiệu quả và tiêu chuẩn chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần điều chỉnh tăng quy mô Dự án khuyến nông về phát triển mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 giai đoạn 2014 - 2016 từ 2.500 ha lên 4.000 ha để có thể đạt mục tiêu 10.000 - 11.000 tấn giống lúa F1 vào năm 2016, đáp ứng tối thiểu khoảng 70% số diện tích gieo cấy lúa lai trong nước.

Ðồng thời cho phép lập dự án khuyến nông giai đoạn 2015 - 2017 về phát triển mô hình máy sấy giống tại các vùng sản xuất giống tập trung, trước mắt là các điểm sản xuất hạt giống lúa lai F1 để đáp ứng đủ nhu cầu sấy giống, hạn chế rủi ro và thất thoát trong khâu thu hoạch và bảo quản giống.

Nhằm có giải pháp đồng bộ phát triển lúa lai bền vững, ổn định, người nông dân mong muốn các doanh nghiệp với vai trò then chốt là "bà đỡ", hỗ trợ nông dân, đầu tư thiết bị, khoa học kỹ thuật để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng giống lúa lai.

Bên cạnh đó, chương trình bảo hiểm nông nghiệp cần quan tâm, hỗ trợ nông dân phí tham gia bảo hiểm nông nghiệp, nhằm hạn chế rủi ro khi thực hiện lĩnh vực sản xuất này.

Khi có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ, đúng địa chỉ, hạn chế cao nhất những rủi ro, sẽ tạo dựng được sự gắn bó của nông dân với việc sản xuất hạt giống lúa lai, từ đó lúa lai mới phát triển bền vững trên đồng đất Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Chủ động sản xuất vụ lúa đông xuân Chủ động sản xuất vụ lúa đông xuân

Vụ sản xuất lúa đông xuân 2015 - 2016, TP Cần Thơ dự kiến gieo sạ khoảng 86.770 ha, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành phố đã và đang tích cực khuyến cáo nông dân chuẩn bị cho mùa vụ thật chu đáo, đảm bảo ăn chắc trong vụ lúa này.

22/11/2015
Chuẩn bị trồng nhiều giống mía mới cho năng suất và chữ đường cao Chuẩn bị trồng nhiều giống mía mới cho năng suất và chữ đường cao

Để phát triển được ngành mía đường, theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, điều quan trọng nhất là phải quan tâm đến giống mía. Thời gian qua, Tập đoàn Thành Thành Công đã nghiên cứu và biết rằng khí hậu, thổ nhưỡng Tây Ninh rất phù hợp cho cây mía sinh trưởng.

22/11/2015
Hiệu quả mô hình cơ giới hóa nông nghiệp máy xới đất Hiệu quả mô hình cơ giới hóa nông nghiệp máy xới đất

Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, thì đời sống của nông dân ngày nay đã được cải thiện rõ rệt, có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính những mảnh vườn, công đất của mình.

22/11/2015
Hiệu quả từ mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông trên cây cà phê Hiệu quả từ mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông trên cây cà phê

Sau một năm triển khai mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông và quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, cà phê an toàn năng suất cao 5 - 6 tấn nhân/ha cho cây cà phê tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.

22/11/2015
Hệ thống tưới nhỏ giọt giải pháp tưới tiết kiệm nước Hệ thống tưới nhỏ giọt giải pháp tưới tiết kiệm nước

Nông dân sản xuất vào mùa khô thường gặp khó khăn về nguồn nước. Hệ thống tưới tiết kiệm nước- tưới nhỏ giọt được xem là giải pháp tối ưu trong sản xuất đang được triển khai ở thành phố Sóc Trăng.

22/11/2015